Xoá bỏ 'dấu ấn' của ô nhiễm nhựa với khí hậu: Doanh nghiệp cần 'lên tiếng'

Tình trạng rác thải nhức nhối ở Việt Nam. Ảnh: Kham/Reuters
Tình trạng rác thải nhức nhối ở Việt Nam. Ảnh: Kham/Reuters
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Các báo cáo mới đây cho thấy vấn nạn ô nhiễm nhựa ngày càng trở nên trầm trọng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính được đưa ra là, khối doanh nghiệp đã chưa thực sự phát huy được vai trò của mình trong cuộc chiến chống lại rác thải nhựa bao lâu nay.

99% nhựa được sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch

Theo báo cáo mới nhất của tổ chức Break Free From Plastic, hơn 99% nhựa được sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch. Ước tính, quá trình nhiên liệu hoá thạch được vận chuyển và sử dụng để làm ra nhựa phát thải ra khoảng 108 triệu tấn khí nhà kính (KNK) mỗi năm. Sau khi trở thành chất thải, nhựa chủ yếu được chôn lấp hoặc đốt – cả hai quá trình này đều tạo ra lượng KNK đáng kể.

Nếu vẫn giữ tốc độ sản xuất nhựa như hiện nay, để giải quyết việc lượng KNK tích tụ sẽ tiêu tốn 10-13% toàn bộ ngân sách carbon còn lại của thế giới. Tỷ lệ này được dự đoán sẽ tăng hơn 50% ngân sách carbon toàn cầu đến năm 2100.

Đáng nói, các tập đoàn lớn nằm trong những nguyên nhân chính về phát thải KNK. Đơn cử, chỉ nói đến số lượng lớn các bao bì nhựa dùng một lần được sản xuất ra hàng năm cũng đã góp phần “bơm” một lượng lớn khí thải CO2 vào bầu khí quyển. Trong top 10 công ty gây ô nhiễm nhựa hàng đầu năm 2021 kể ra: Coca-Cola, PepsiCo, Unilever, Nestlé, Procter & Gamble, Mondelēz International, Philip Morris International, Danone, Mars, Inc., và Colgate-Palmolive.

Đây là năm thứ tư liên tiếp, Coca-Cola tiếp tục đứng đầu với tư cách là Nhà sản xuất gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới. Năm 2020, Coca-Cola sản xuất ra 2,9 triệu tấn nhựa, tương ứng với đó là 14,9 triệu tấn khí thải CO2 – tương đương với 3,2 triệu phương tiện giao thông hoạt động trong một năm.

Cũng theo báo cáo này, chi phí thu gom, phân loại, xử lý và tái chế lượng rác thải nhựa khổng lồ trên toàn cầu tính riêng trong năm 2019 là hơn 32 tỷ USD – gần bằng doanh thu năm 2020 của Coca-Cola. Nhưng so với chi phí xử lý KNK trong suốt vòng đời của nhựa thì còn quá ít ỏi – 171 tỷ USD. Tính đến năm 2040, chi phí xã hội phải chi trả cho quá trình sản xuất nhựa ước đạt tới 7,1 nghìn tỷ USD.

Sau Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), 197 quốc gia đã thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow. Các nhà lãnh đạo thế giới đều đã đồng ý với mốc thời hạn năm 2030, thế giới đạt mục tiêu giảm 45% lượng phát thải CO2 vào năm 2030 so với mức năm 2010 và giảm về mức 0 vào khoảng năm 2050. Trong “cuộc đua về 0”, không chỉ cần các cam kết của chính phủ mà giới doanh nghiệp, đặc biệt là những tập đoàn lớn, cũng phải chịu trách nhiệm và chủ động giảm thiểu sản xuất nhựa và phát thải KNK.

Hội nghị COP26 thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow. Ảnh: Reuters

Hội nghị COP26 thông qua Hiệp ước khí hậu Glasgow. Ảnh: Reuters

Khối doanh nghiệp xả thải nhựa nhiều nhất

Đáng chú ý, vấn đề tương tự cũng đang xảy ra ở Việt Nam. Theo báo cáo “Nghiên cứu Thị trường cho Việt Nam - Cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa” do IFC và Ngân hàng Thế giới vừa công bố, mỗi năm, khoảng 3,9 triệu tấn nhựa được tiêu thụ tại Việt Nam. Trong số này, chỉ 1,28 triệu tấn (33%) được thu gom tái chế. Do vậy, có tới 2,62 triệu tấn nhựa bị thải bỏ, dẫn đến mất 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 - 2,9 tỷ USD mỗi năm.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến này, các doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn phát huy được vai trò của mình. Mới đây, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (WWF Việt Nam) đã thực hiện một cuộc điều tra trên một số tỉnh thành của Việt Nam, như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Rạch Giá, TP.HCM, Phú Yên…, nhằm tìm hiểu các nguyên nhân khiến tình trạng rác thải nhựa gia tăng và tìm ra giải pháp giải quyết gốc rễ của vấn đề này. Các hoạt động này nằm trong sáng kiến Đô thị giảm nhựa được triển khai ở cấp toàn cầu nhằm hướng tới mục tiêu không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030.

Kết quả cho thấy, tại Quảng Ninh, mỗi ngày có khoảng 23,02 tấn rác thải nhựa có thể thất thoát ra môi trường, tương đương 10.3% tổng chất thải phát sinh, tỷ lệ tái chế nhựa là 24%. Tại TP.HCM, ước tổng lượng rác thải nhựa có thể bị thất thoát ra môi trường là 203 tấn/ngày, tương đương 11.3% tổng lượng rác thải nhựa phát sinh, tỷ lệ tái chế nhựa khoảng 26%. Ở thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) ước tính mỗi ngày có 4,5 tấn rác có thể bị thải ra môi trường, tương đương 12,6% tổng lượng rác thải nhựa phát sinh, tỷ lệ tái chế ước tính 28%.

Cuộc điều tra cũng cho biết, khu vực phát sinh rác thải nhựa nhiều nhất là nhóm doanh nghiệp, lượng rác thải trung bình vào khoảng 88l/ngày. Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức độ phát thải khác nhau rõ rệt giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ thường chỉ thải 15 - 20l/ngày. Còn so với các hộ gia đình, trung bình một hộ thải ra khoảng 7,8l/ngày, trong đó các hộ gia đình ở đô thị thường xả nhiều hơn 25 - 30% so với các hộ gia đình ở khu vực ngoại thành hoặc nông thôn.

Từ đó cho thấy, mặc dù lượng rác thải nhựa rất lớn nhưng tỷ lệ tái chế nhựa ở Việt Nam còn rất thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như thiếu nhu cầu bền vững đối với nhựa tái chế tại địa phương, khả năng tiếp cận tài chính của đơn vị tái chế, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ rất hạn chế.

Dự án Đô thị giảm nhựa nhằm xây dựng các mô hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa tại một số tỉnh, thành phố. Ảnh: WWF Vietnam

Dự án Đô thị giảm nhựa nhằm xây dựng các mô hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa tại một số tỉnh, thành phố. Ảnh: WWF Vietnam

Thiếu cơ chế “hấp dẫn” doanh nghiệp?

Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk đánh giá, hiện nay đầu tư vào hạ tầng quản lý rác thải vẫn chưa bắt kịp tốc độ xả thải. Do vậy, khối nhà nước và tư nhân cần hợp tác để giải quyết, đồng thời thúc đẩy các chính sách và tăng cường đầu tư để giúp tận dụng triệt để giá trị của vật liệu nhựa.

Có thể nói, quyết tâm của Việt Nam nhằm giảm thiểu rác thải nhựa đã thể hiện trong nhiều chính sách đã ban hành mới đây. Đơn cử, năm 2019, chính phủ đã phát động phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc, trong đó giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Hưởng ứng phong trào, nhiều bộ, ngành, đơn vị tiên phong “nói không với rác thải nhựa”. Còn trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Theo đó, với 6 nhóm sản phẩm như: điện tử; pin-ắc quy; dầu nhớt; săm lốp; phương tiện giao thông; bao bì, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện tái chế sản phẩm từ năm đầu năm 2024, 2025 hoặc 2027 (tùy từng sản phẩm). Còn các sản phẩm như: thuốc bảo vệ thực vật; kẹo cao su; tã bỉm; thuốc lá; sản phẩm sử dụng nguyên liệu nhựa, các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện hỗ trợ xử lý chất thải từ đầu năm 2023.

Tuy nhiên, tuy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải ngày càng được hoàn thiện nhưng thực tế cho thấy vẫn còn rất nhiều lỗ hổng. Đơn cử, dù có quy định nhưng vẫn chưa có chế tài rõ ràng để xử lý những công ty không thực hiện EPR. Trả lời báo chí, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên & Môi trường, cho biết, EPR không phải công cụ vạn năng mà cần được kết hợp với các chính sách về quản lý chất thải khác như thu phí dựa theo khối lượng/trọng lượng rác thải theo quy định của của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Mặt khác, chất thải nhựa chiếm lượng lớn trong tổng số lượng chất thải phát sinh, nhưng lại chưa có quy định cụ thể để quản lý, nhất là loại nhựa dùng một lần. Thêm vào đó, nhiều chuyên gia đồng tình rằng hệ thống chính sách hiện hành vẫn chưa đầy đủ để tạo động lực thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa. Ví dụ cụ thể là hiện nay vẫn chưa có cơ chế chính sách để tạo lập thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm thay thế nhựa mà hầu hết dựa trên ý chí tự nguyện của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Như vậy, những sản phẩm thay thế hầu như không có khả năng cạnh tranh lâu dài với các sản phẩm từ nhựa.

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.