Xét xử vụ án liên quan đến bồi thường GPMB Thủy điện Sơn La: Luật sư tố bị ngăn cản việc tiếp cận các tài liệu, chứng cứ

An ninh luôn được thắt chặt trong thời gian phiên tòa diễn raAn ninh luôn được thắt chặt trong thời gian phiên tòa diễn ra
An ninh luôn được thắt chặt trong thời gian phiên tòa diễn raAn ninh luôn được thắt chặt trong thời gian phiên tòa diễn ra
(PLVN) - Như PLVN đã thông tin, từ ngày 21/5, TAND tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với 13 bị cáo về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 4 bị cáo tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Thủy điện Sơn La.

Trong quá trình xét hỏi, nhiều bị cáo nguyên là các cán bộ của UBND huyện Mường La, Sở Tài nguyên Môi trường đã khẳng định mình làm đúng quy định nên không phạm tội. 

Kế hoạch đo đạc được ban hành đúng chỉ đạo?

Theo cáo trạng, vào năm 2013, khi công tác chi tiền bồi thường về tài sản, di dời cho các hộ dân trong khu vực Nhà máy Thủy điện Sơn La đã hoàn thành thì Chính phủ cho phép địa phương bồi thường thêm phần chênh lệch giá trị đất giữa nơi đi và nơi đến tại khu tái định cư. Năm 2014, UBND tỉnh Sơn La ra Công văn 617 chỉ đạo UBND huyện Mường La thống kê lại diện tích đất của từng hộ và đề xuất phương án bồi thường. 

Bị cáo Trương Tuấn Dũng (lúc đó là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La) đã ban hành Kế hoạch 41 triển khai chỉ đạo của tỉnh đồng thời chỉ định Văn phòng đăng ký đất đai Sơn La (VPĐKĐĐ) và Cty CP Tư vấn và đo đạc Bảo Bình (Hà Nội) đo đạc, lập bản đồ. 

CQĐT và VKSND tỉnh Sơn La cho rằng Kế hoạch 41 nói trên không đúng chỉ đạo của tỉnh, dẫn tới việc các đơn vị khác thực hiện sai quy định về đo đạc, lập bản đồ rồi bồi thường “thừa” hơn 1,2 tỷ đồng cho bị cáo Đèo Văn Ban.

Trong khi đó, Đèo Văn Ban cũng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Cáo trạng xác định, Ban biết rõ số liệu về diện tích, loại đất, các thửa đất sau khi thực hiện số hóa, chia thửa trên bản đồ là không đúng quy định, không đúng thực tế nhưng vẫn đồng ý ký xác nhận hồ sơ, tài liệu để được bồi thường, hỗ trợ với tổng số tiền trên 1,2 tỷ đồng.

Trả lời trước Tòa, bị cáo Trương Tuấn Dũng (nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính Sơn La) khẳng định Kế hoạch 41 được ban hành theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Hơn nữa, Kế hoạch này không phải văn bản quy phạm pháp luật nên không có giá trị bắt buộc và đã hết hạn trước khi thực hiện đo đất đền bù...

Ngoài nội dung kêu oan trên, bị cáo Dũng còn đề nghị Kiểm sát viên cần làm rõ tại sao CQĐT xác định sai phạm chỉ xảy ra với hộ Đèo Văn Ban nhưng VKSND lại cho rằng Kế hoạch 41 gây sai phạm với nhiều hộ dân; cáo trạng cũng không nói rõ Kế hoạch 41 của huyện sai so với văn bản nào về quản lý kinh tế nhưng vẫn quy kết bị cáo vi phạm quy định về quản lý kinh tế...

Trong khi đó, người được hưởng đền bù (bị cáo Đèo Văn Ban, bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”) cũng không nhất trí với cáo trạng và khẳng định diện tích đất rộng trên 169.800 m2 của gia đình là có thật trên thực tế. Chính vì vậy, bị cáo đã khiếu nại về đền bù GPMB trong nhiều năm.

Liên quan đến vấn đề đền bù, bồi thường cho bị cáo Ban, bị cáo Phan Tiến Diện (SN 1975, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La, nguyên Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Sơn La) cho rằng, cơ quan truy tố đã rất vô cảm vì hộ Đèo Văn Ban, có 6 người, sống bằng nông nghiệp nên đương nhiên phải có đất. Nhưng VKSND lại cho rằng hộ của Ban có 200m2 đất thổ cư. Bị cáo này còn khẳng định quá trình thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ đền bù đất nông nghiệp trong và ngoài khu vực mặt bằng Nhà máy thủy điện Sơn La; ký các Quyết định phê duyệt phương án thu hồi đất, phương án bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân là đúng theo quy định của pháp luật.

Bị cáo Trương Tuấn Dũng
Bị cáo Trương Tuấn Dũng

Luật sư bị “gây khó” khi thu thập tài liệu, chứng cứ?

Trong phần xét hỏi, ngoài việc thể hiện sự không nhất trí với bản Cáo trạng, bị cáo Trần Mạnh Trì (SN 1977, nguyên Phó trưởng Ban di dân huyện Mường La) cho viết, trong quá trình Điều tra viên lấy lời khai, tuy không bị ép cung, dùng nhục hình nhưng do nhiều áp lực nên có lời khai mâu thuẫn với lời khai tại phiên tòa.

Còn bị cáo Bùi Văn Tân (SN 1979, Tổ trưởng tổ đo đạc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở TN&MT tỉnh Sơn La) khai việc mình đã được Điều tra viên đưa cho bản viết có sẵn và bắt chép lại. Trong toàn bộ quá trình điều tra, chỉ 1 lần lấy lời khai là có sự tham sự của kiểm sát viên.

Cũng liên quan đến giai đoạn điều tra, Luật sư (LS) Trần Thu Nam (bào chữa cho bị cáo Trương Tuấn Dũng) cho HĐXX biết, Cơ quan ANĐT tỉnh Sơn La đã ra văn bản nhằm ngăn cản các luật sư tiếp cận các tài liệu, chứng cứ để bào chữa. Ngay sau đó, Điều tra viên có mặt tại phiên tòa đề nghị luật sư phải có chứng cứ.

Trao đổi với phóng viên sau phiên tòa, LS Trần Thu Nam đã trưng ra văn bản của Cơ quan ANĐT gửi Sở TN&MT tỉnh Sơn La nhằm tìm người cung cấp tài liệu liên quan vụ án. Sau đó, Giám đốc Sở TN&MT có tiếp văn bản yêu cầu rà soát, tìm hiểu xem ai là người cung cấp các tài liệu trong vụ án cho luật sư, thân nhân các bị cáo, báo chí... để báo cáo Cơ quan ANĐT. Văn bản này còn nhấn mạnh: “Đây là nhiệm vụ quan trọng, yêu cầu thủ trưởng các phòng, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả bằng văn bản”.

PLVN tiếp tục thông tin về diễn biến phiên xét hỏi và tranh luận tới đây.  

Đọc thêm

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa

Thông thầu, 3 giám đốc doanh nghiệp hầu tòa
(PLVN) - Liên quan đến hành vi thông thầu trong vụ án xảy ra tại trung tâm thuộc Sở KH&CN tỉnh Quảng Ngãi gây hậu quả nghiêm trọng, 3 giám đốc doanh nghiệp bị xử phạt cải tạo không giam giữ.

Cựu Bí thư Bến Tre cùng hàng loạt cựu quan chức thuộc Bộ Công thương chuẩn bị hầu tòa

Ông Lê Đức Thọ khi còn đương chức (Ảnh Internet)
(PLVN) - Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có Quyết định đưa vụ án ‘‘Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức’’ ra xét xử vào ngày 20/11 đối với cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ cùng 14 bị cáo là cựu quan chức của Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Cục Thuế TP.HCM…

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đắk Nông lĩnh 30 tháng tù

Các bị cáo trong vụ án.
(PLVN) - Sáng 15/11, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên án với các bị cáo trong vụ sụt lún nghiêm trọng xảy ra tại gói thầu khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công hạng mục san nền và bảo vệ mái dốc (gói thầu 02XL); thuộc dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài hàng rào Khu công nghiệp Nhân Cơ với mức tổng đầu tư hơn 1.600 tỉ đồng.