Xét tuyển Đại học với điểm sàn thấp: Trường mất nhiều khi 'vơ bèo, vạt tép'

“Vơ bèo, vạt tép” trường mất nhiều hơn được.
“Vơ bèo, vạt tép” trường mất nhiều hơn được.
(PLO) - Những ngày qua, dư luận xã hội khá bất ngờ về dự kiến điểm sàn xét tuyển của một số trường đại học (ĐH). Dù điểm thi trung bình các môn và phổ điểm trung bình các khối xét tuyển năm nay thấp hơn năm 2017, nhưng việc một số trường công bố điểm xét tuyển ở mức 11-12 điểm không được sự đồng tình của xã hội.

Liên tục thay đổi điểm sàn

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM cho rằng, năm nay Bộ không quy định điểm sàn chung cho các trường (ngoại trừ khối sư phạm). Do đó, ngay khi có lịch xét tuyển, nhiều trường đã công bố điểm sàn từ 11, 12 điểm, dù đây không đồng nghĩa là điểm chuẩn. Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể xảy ra nếu lượng thí sinh (TS) đăng ký thấp hơn so với chỉ tiêu.

Ngay sau khi có kết quả thi THPT quốc gia, nhiều chuyên gia tuyển sinh dự đoán điểm sàn do các trường công bố sẽ xấp xỉ 15 điểm. Thực tế nhiều trường đã công bố ở mức này, trong đó có ĐH công lập. Về pháp lý, khi Bộ GD-ĐT giao quyền tự quyết định điểm sàn xét tuyển cho các trường cũng không quy định mức tối thiểu phải bao nhiêu. Hơn nữa, đây chỉ là mức điểm xét tuyển, điểm chuẩn trúng tuyển cuối cùng có thể cao hơn. 

Số liệu thống kê cho thấy dù điểm thi có thấp hơn nhưng nếu điểm sàn chung ở mức 14-15 thì tỉ lệ dôi dư vẫn chấp nhận được (có đủ số lượng thí sinh đạt điểm để các trường xét tuyển đủ chỉ tiêu).

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT khẳng định, nếu các trường cố tình đưa ra mặt bằng điểm đầu vào quá thấp, Bộ sẽ cử đoàn kiểm tra toàn bộ điều kiện bảo đảm chất lượng của trường. Theo bà Phụng, việc thanh tra nhằm tránh tình trạng các trường ĐH vơ vét TS cho đủ số lượng.  

Có lẽ bởi thế, sau khi công bố mức điểm sàn xét tuyển chỉ 10,5 điểm và nhận nhiều phản ứng của dư luận, trong một buổi chiều, Trường ĐH Quang Trung liên tục thay đổi điểm sàn. Trước đó, hội đồng tuyển sinh trường này đã công bố điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo phương thức thi THPT quốc gia.

Tất cả 8 ngành, trường đều xét tuyển từ kết quả thi THPT quốc gia với điểm sàn là 10,5 điểm. Nghĩa là chưa tính đến điểm ưu tiên, trung bình mỗi môn chỉ cần đủ 3,5 điểm là có thể xét tuyển ĐH. Chiều 18/7, hội đồng tuyển sinh trường này đã điều chỉnh mức điểm xét tuyển lên 12 điểm. Và đến cuối giờ chiều 18/7, mức điểm tiếp tục được sửa thành 13 điểm.

Theo lý giải của nhà trường, Bộ GD-ĐT không đồng ý mức điểm xét tuyển là 10,5 điểm, đề nghị các trường xét tuyển ít nhất từ 13 điểm trở lên. Việc thông báo mức điểm 12 chỉ là nhầm lẫn. Còn hiện tại, mức điểm xét tuyển của trường đăng ký trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT là 13 điểm.

Tiếp đó, ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã điều chỉnh mức điểm xét tuyển. Cụ thể, ngành Răng Hàm Mặt có điểm nhận hồ sơ là 18 điểm, ngành Giáo dục mầm non 17 điểm, ngành Dược học 16 điểm và các ngành còn lại 14 điểm. Như vậy, mức điểm sàn này đã điều chỉnh theo hướng tăng lên 2 điểm so với công bố trước đó đối với nhiều ngành. 

Mất nhiều hơn được?

Bàn về vấn đề Bộ GD-ĐT sẽ thanh tra nếu các trường cố tình đưa ra mặt bằng điểm đầu vào quá thấp, ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục ĐH, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng ý định thanh tra của Bộ GD-ĐT không rõ ràng. Để giữ tên tuổi, những trường có thương hiệu phải tuyển TS có điểm cao, còn những trường đang trong quá trình xây dựng thương hiệu phải chấp nhận chọn những TS điểm thấp hơn. Cái này là tự phân hóa, tự phân loại. 

Theo thầy Nguyễn Đức Nghĩa, việc công bố mức điểm sàn xét tuyển thấp phải chăng để “giữ chân” thí sinh? Tuy nhiên, đứng về mặt kỹ thuật, quy định các trường ĐH phải xét tuyển các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký bình đẳng như nhau phần nào cũng đã vô hiệu hóa việc các trường đặt mức điểm sàn xét tuyển thấp, vì khi đó điểm chuẩn trúng tuyển phụ thuộc vào số lượng và chất lượng thí sinh đăng ký xét tuyển…

Trước các tổ hợp môn thi lạ ở nhiều trường nhằm “tận dụng” hết mọi thí sinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thị Kim Phụng cho rằng, các trường được bảo đảm quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo hay không; quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh như thế nào? Thông thường, ít nhất phải có một hoặc hai môn thi trong tổ hợp được coi như là môn kiến thức nền tảng, môn tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo.

Bà Phụng cũng khẳng định, nếu trường xác định những tổ hợp môn thi không liên quan thì sẽ bị bất lợi, “mất nhiều hơn được”. Bởi lẽ, với những tổ hợp xét tuyển bị dư luận xã hội lên tiếng sẽ nghi ngờ chất lượng của trường, đồng thời khối trường đang đào tạo cùng ngành sẽ đánh giá thấp những trường như thế. Bên cạnh đó, những thí sinh tốt sẽ không chọn trường này, dẫn đến trường chỉ chọn được những thí sinh kém, không có tinh thần thực học thực nghiệp, học chỉ để kiếm bằng. 

Chưa tới 50% thí sinh điều chỉnh nguyện vọng

Theo lịch tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, từ ngày 19/7 đến 17 giờ ngày 28/7 là thời gian các TS được quyền điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học và các trường sư phạm. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến 17 giờ ngày 28/7, cả nước có 304.494 TS điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học. Trong đó, 230.435 TS điều chỉnh trực tuyến, 74.059 em điều chỉnh thông qua phiếu điều chỉnh nguyện vọng tại các trường THPT hoặc các phòng GD-ĐT.

Thống kê sơ bộ cũng cho thấy, khối ngành kinh doanh và quản lý có số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhiều nhất, 739.040 nguyện vọng (do một thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng). Điều đáng chú ý là nguyện vọng vào ngành sư phạm khá lớn so với chỉ tiêu.

Tổng số có 125.269 nguyện vọng, trong đó 43.928 nguyện vọng 1, trong khi chỉ có 35.599 chỉ tiêu. Được biết, số nguyện vọng 1 vào sư phạm năm nay tương đương năm ngoái, nhưng năm ngoái điểm sàn sư phạm là 15,5 điểm như tất cả các ngành khác, còn năm nay các ngành khác không còn sàn, còn khối sư phạm không những còn sàn mà lại khá cao: 17 điểm với tuyển sinh đại học.

Đọc thêm

Gia đình - “điểm tựa” giúp học sinh cuối cấp giảm áp lực thi cử

Phụ huynh luôn là “điểm tựa” an toàn cho các thí sinh trong mùa thi. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
(PLVN) - Mặc dù trong những năm gần đây, các kỳ thi vào lớp 10, thi THPT Quốc gia đã có sự thay đổi nhằm giảm bớt áp lực cho các thí sinh. Tuy nhiên, đứng trước bước ngoặt liên quan trực tiếp đến định hướng, tương lai vẫn khiến các sĩ tử lo lắng, phụ huynh trở thành một chỗ dựa để giữ tinh thần lạc quan, thoải mái cho các em.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Phú Thọ: Chủ động hỗ trợ thí sinh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đặc biệt lưu ý đến tình huống bất khả kháng do thời tiết, như việc cầu phao Phong Châu có thể bị cắt do mưa lũ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Thọ vừa ban hành văn bản số 894 yêu cầu các trường THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) trên địa bàn tỉnh thực hiện rà soát kỹ số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cần hỗ trợ giúp đỡ về ăn, ở, đi lại... trong suốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương

21 học sinh trường Hy vọng làm lễ trưởng thành: Trái ngọt sau hành trình yêu thương
(PLVN) - Cuối tuần vừa qua, trường Hy Vọng tổ chức lễ trưởng thành cho 21 học sinh, dấu mốc xúc động khép lại hành trình ba năm gắn bó tại mái trường đặc biệt này – nơi nuôi dưỡng các em chịu thiệt thòi, mất mát do Covid-19. Đó không chỉ là ngày tốt nghiệp mà còn là lời khẳng định: các em đã sẵn sàng để lớn lên, mạnh mẽ và độc lập bước vào hành trình mới của cuộc đời.

Triển lãm tranh 'Sĩ tử 2' động viên các thí sinh trước mùa thi

Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử. (ảnh B.C)
(PLVN) -  Triển lãm “Sĩ tử 2” với những bức trực họa về các sĩ tử và các hình ảnh thân quen trên hành trình thi cử, như: Hoa trạng nguyên, chiếc mũ tốt nghiệp… Sự kiện góp phần cổ vũ, động viên các thí sinh trước thềm kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.