Xét tặng danh hiệu 'Gia đình văn hóa': 'Đi tìm' tiêu chí gia đình phù hợp

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2018, Nghị định số 122/2018/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa” ra đời đã làm thay đổi về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về công tác xây dựng đời sống văn hóa trong gia đình và cộng đồng, góp phần tích cực trong nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa có nơi, có lúc còn mang tính hình thức…

Vẫn còn tình trạng gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa

Tại Hà Nội, theo Sở VH-TT Hà Nội, thực tiễn kết quả triển khai phong trào xây dựng “Gia đình văn hoá” đã được các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng rất tích cực, nhiều gia đình đã trở thành tấm gương sáng, đi đầu trong mọi phong trào thi đua yêu nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Từ năm 2018 tới nay, tỷ lệ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá” đạt từ 85 - 88%. Có thể nói, phong trào xây dựng danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hoá” đã mang lại sức sống mới, diện mạo mới cho nhiều địa phương, làm thay đổi bộ mặt đời sống - xã hội.

Thể hiện rõ nét nhất là các công trình được xây dựng mới, nhiều tuyến đường được mở rộng, nhà văn hóa được xây dựng khang trang, hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị… Các phong trào văn hóa - thể thao nhờ đó cũng phát triển mạnh góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Tuy nhiên, cùng với những kết quả đã đạt được, việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá vẫn còn bộc lộ những bất cập, khó khăn như: việc công nhận các các danh hiệu văn hóa có nơi, có lúc còn mang tính hình thức. Vẫn còn tình trạng gia đình, thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa chỉ trên danh nghĩa, có khuynh hướng nặng theo chỉ tiêu hoặc tỷ lệ đạt rất cao nhưng thực tế có nhiều tiêu chí chưa đạt. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập nêu trên đó là: tiêu chí bình xét, công nhận các danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Thôn, tổ dân phố văn hoá” được ban hành và áp dụng chung cho cả nước, nhiều nội dung chưa phù hợp với đặc thù từng địa phương cụ thể, dẫn đến việc đánh giá, bình xét chưa sát thực tế…

Cần đưa các tiêu chí gia đình cụ thể, sát thực vào tiêu chuẩn xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Cần đưa các tiêu chí gia đình cụ thể, sát thực vào tiêu chuẩn xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”. (Ảnh minh họa - Nguồn: Bộ VH,TT&DL)

Tại Hà Nội nói riêng và nhiều địa phương trên cả nước nói chung, những con số về danh hiệu “Gia đình văn hóa” đôi khi làm cho nhiều người băn khoăn bởi thực tế xã hội hàng ngày cho thấy tình trạng bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội, sự xuống cấp về đạo đức gia đình và các giá trị văn hóa gia đình truyền thống có nguy cơ mai một.

Hay nói như một chuyên gia, “có đến 85% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư văn hoá” mà những vấn đề vi phạm văn hoá, đạo đức vẫn đầy rẫy, phổ biến. Ở đây có mâu thuẫn không. Nếu tỷ lệ thống kê là đúng, chắc những khu dân cư, những thôn, bản văn hoá như thế đã rất thanh bình, đáng sống, không còn ngập rác, mất vệ sinh, không còn bạo lực, tệ nạn. Phải chăng, các tiêu chí chúng ta đưa ra chưa chuẩn hay việc thực hiện vẫn còn chạy theo hình thức, vì thành tích…”.

Cũng theo chuyên gia này, “đừng nghĩ văn hoá là vĩ mô, to tát và trừu tượng, thực chất văn hoá rất gần gũi, cụ thể, là những câu chuyện, việc làm nhân ái, nghĩa tình cảm động, thể hiện đậm nét đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc…”.

Gắn đặc thù Thủ đô vào tiêu chí bình xét “Gia đình văn hóa”

Từ thực tế trên, tháng 12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn và trình tự, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”; “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”. Theo Nghị định số 86, UBND, cấp tỉnh có trách nhiệm rà soát, xây dựng tiêu chí chi tiết, cụ thể.

Tại Hà Nội, Sở VH-TT được giao chủ trì, phối hợp các cơ quan thành phố ban hành tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” áp dụng trên địa bàn. Trong tháng 8 và 9 vừa qua, Sở VH-TT đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến dự thảo tiêu chuẩn xét tặng.

Tại Hội nghị ngày 29/8, Tổ trưởng Tổ dân phố 4 phường Ngọc Khánh Khương Kim Tạo nêu quan điểm: “Nghị định 86 đã quy định chi tiết các quy định đánh giá, tiêu chuẩn xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Nhiệm vụ của chúng ta là căn cứ vào các điều kiện thực tế ở địa phương mình mà có quy định cụ thể tiêu chí ở trong Nghị định chung thì về địa phương sẽ là thế nào. Bên cạnh đó, tỷ lệ điểm trong mỗi tiêu chí ở từng địa phương khác nhau sẽ phải khác nhau. Cùng với đó, đề nghị cân nhắc lại về tiêu chí của điểm cộng, điểm trừ, điểm liệt sao cho phù hợp”.

Đối với tiêu chí đánh giá “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh Trần Thu Quỳnh cho rằng, phường Ngọc Khánh nói riêng và nhiều phường khác trên địa bàn quận rất khó để đạt được đầy đủ tiêu chí có Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn độc lập, có lắp đặt thiết bị thể dục thể thao ngoài trời, có công viên/điểm sinh hoạt cộng đồng cho người dân… Vậy ở đây, các phường chỉ cần đạt một trong các tiêu chí hay cần đạt tất cả các tiêu chí thì mới được tính điểm. Bên cạnh đó là tiêu chí về nghĩa trang tại mỗi phường cũng cần xem xét lại, theo bà Trần Thu Quỳnh.

Tại Hội nghị ngày 5/9, Sở VH-TT lấy ý kiến từ thực tiễn địa phương tại quận Ba Đình và huyện Phúc Thọ, các chuyên gia đều nhất trí rằng cần gắn đặc thù Thủ đô, gắn việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh vào các tiêu chí bình xét.

PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nêu quan điểm, xây dựng khung tiêu chí cần đảm bảo 3 yếu tố. Một là, điểm mới so với tiêu chí trước kia; hai là, cần đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; ba là, phù hợp với đặc thù địa phương. “Các tiêu chí đánh giá bình xét càng ngắn gọn, súc tích sẽ càng đem lại hiệu quả cao khi thực hiện trong thực tiễn”, PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ nhấn mạnh.

Theo PGS. TS Phạm Duy Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các tiêu chí chi tiết được xây dựng từ khung tiêu chuẩn của Nghị định 86/2023/NĐ-CP, đồng thời bổ sung thêm các tiêu chí đặc thù của Hà Nội để người dân đọc dễ nhớ, dễ triển khai thực hiện, tránh chẻ nhỏ quá nhiều. PGS.TS Phạm Duy Đức cũng lưu ý trong tiêu chuẩn xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” cần tập trung điểm vào phần III quy định tiêu chí “Gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

Từ góc độ phụ nữ, đại diện Hội LHPN thành phố nhấn mạnh tiêu chí gia đình là: ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. Nhưng khi nói về gia đình cần tiêu chí cụ thể hơn như: bình đẳng, chung thủy, hiếu thảo... Bởi hiện nay, có nhiều mô hình và kết cấu như gia đình nhiều thế hệ, gia đình hai thế hệ, gia đình đơn thân, ly thân, ly hôn... Trong đó, chất kết dính không chỉ là kinh tế ấm no, vì nhiều gia đình giàu có nhưng vẫn bất hạnh, mà là giá trị tinh thần, tình nghĩa vợ chồng, cha con, ông cháu...

Đọc thêm

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'

Toạ đàm về 'Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên'
(PLVN) - Chiều nay, 12/12, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương và Ths. Trần Trọng Đại - Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật Hà Nội toạ đàm về “Tác hại của thuốc lá và khuyến cáo với thanh niên, sinh viên” tại Báo Pháp luật Việt Nam.

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

Cần tiến tới việc luật hóa khám sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là hình thức sàng lọc quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số. (Ảnh: BV Phụ sản Hà Nội)
(PLVN) - “Khám sức khỏe trước hôn nhân chuẩn bị hành trang đón thế hệ vàng” là 1 trong 5 thông điệp của Tháng hành động Quốc gia về dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024. Đây cũng là thông điệp phù hợp với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” của năm nay.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.