Xếp hàng dài, người dân "đội nắng" chờ xin lộc Chùa Ông

(PLVN) - Hàng nghìn người dân và du khách chờ xếp hàng dài, bất chấp đêm khuya hay trời nắng nóng để mong vào được Chùa Ông (TP Hội An, Quảng Nam) dâng hương, xin lộc trong dịp Tết Nguyên tiêu.
Ngày 6/2 (16 tháng Giêng âm lịch), hàng nghìn người dân và du khách từ khắp nơi đã nườm nượp đổ về phố cổ Hội An (Quảng Nam), chờ xếp hàng đông nghịt để được vào dâng hương, đi lễ Chùa Ông.

Ngày 6/2 (16 tháng Giêng âm lịch), hàng nghìn người dân và du khách từ khắp nơi đã nườm nượp đổ về phố cổ Hội An (Quảng Nam), chờ xếp hàng đông nghịt để được vào dâng hương, đi lễ Chùa Ông.

Nhiều người lỉnh kỉnh lễ vật viếng Chùa Ông trong ngày Tết Nguyên tiêu.

Nhiều người lỉnh kỉnh lễ vật viếng Chùa Ông trong ngày Tết Nguyên tiêu.

Lực lượng bảo vệ cho người dân xếp thành 2 hàng trên đoạn đường trước Chùa Ông để đảm bảo an ninh trật tự.
Lực lượng bảo vệ cho người dân xếp thành 2 hàng trên đoạn đường trước Chùa Ông để đảm bảo an ninh trật tự.
Thậm chí, nhiều người đã đến đây từ 1 giờ sáng nay (ngày 6/2) để được vào hành lễ sớm tại Chùa Ông.

Thậm chí, nhiều người đã đến đây từ 1 giờ sáng nay (ngày 6/2) để được vào hành lễ sớm tại Chùa Ông.

Tất cả họ đến đây để nguyện cầu sự may mắn, tài lộc, bình an cho người thân, gia đình và xin xăm, hái lộc đầu năm mới.
Tất cả họ đến đây để nguyện cầu sự may mắn, tài lộc, bình an cho người thân, gia đình và xin xăm, hái lộc đầu năm mới.
Chùa Ông ở TP Hội An thờ Quan Vân Trường (Quan Vũ) - biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa nên còn gọi là Quan Công Miếu.

Chùa Ông ở TP Hội An thờ Quan Vân Trường (Quan Vũ) - biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa nên còn gọi là Quan Công Miếu.

Chùa Ông được xây năm 1653 và đã qua 6 lần trùng tu. Chùa Ông được xây theo kiểu chữ "Quốc" do nhiều nếp nhà hợp lại. Năm 1991, Quan Công Miếu được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.

Chùa Ông được xây năm 1653 và đã qua 6 lần trùng tu. Chùa Ông được xây theo kiểu chữ "Quốc" do nhiều nếp nhà hợp lại. Năm 1991, Quan Công Miếu được công nhận là Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia.

Theo người dân, Chùa Ông chỉ cho lộc 1 ngày duy nhất trong năm đúng vào Tết Nguyên tiêu, diễn ra vào ngày 15 - 16 tháng giêng. Đây là dịp để người dân và du khách được trải nghiệm nét đẹp văn hóa độc đáo của Hội An. Năm nay “Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu ở Hội An” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo người dân, Chùa Ông chỉ cho lộc 1 ngày duy nhất trong năm đúng vào Tết Nguyên tiêu, diễn ra vào ngày 15 - 16 tháng giêng. Đây là dịp để người dân và du khách được trải nghiệm nét đẹp văn hóa độc đáo của Hội An. Năm nay “Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu ở Hội An” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người dân và du khách nhận những lá xăm trong Chùa Ông với niềm tin sẽ nhận được sự che chở, phù hộ của các vị thần.

Người dân và du khách nhận những lá xăm trong Chùa Ông với niềm tin sẽ nhận được sự che chở, phù hộ của các vị thần.

Đặc biệt, tại ngôi chùa này còn có một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố, con chiến mã của Quan Công.

Đặc biệt, tại ngôi chùa này còn có một gian thờ dành riêng cho ngựa Xích Thố, con chiến mã của Quan Công.

Theo quan niệm dân gian, trong dịp Tết Nguyên tiêu, dùng tay sờ vào tượng ngựa của Quan công sẽ có được sức khỏe và may mắn.

Theo quan niệm dân gian, trong dịp Tết Nguyên tiêu, dùng tay sờ vào tượng ngựa của Quan công sẽ có được sức khỏe và may mắn.

Do đó, rất nhiều người đến đây, ngoài thắp hương đủ các điện, họ còn vái lạy và liên tục sờ vào ngựa gỗ để cầu may.

Do đó, rất nhiều người đến đây, ngoài thắp hương đủ các điện, họ còn vái lạy và liên tục sờ vào ngựa gỗ để cầu may.

Càng về trưa, thời tiết tại Hội An đang nắng gắt, nhưng hàng nghìn người vẫn nhẫn nại xếp hàng chờ đợi được vào trong chùa dâng hương.
Càng về trưa, thời tiết tại Hội An đang nắng gắt, nhưng hàng nghìn người vẫn nhẫn nại xếp hàng chờ đợi được vào trong chùa dâng hương.
Người dân cố gắng chen chúc dưới những chiếc dù để tránh nắng.
Người dân cố gắng chen chúc dưới những chiếc dù để tránh nắng.
Một số người mang theo ô để che nắng.
Một số người mang theo ô để che nắng.
Nhóm du khách tranh thủ ăn tạm bắp luộc để lấy sức trong lúc xếp hàng chờ được vào chùa xin lộc.
Nhóm du khách tranh thủ ăn tạm bắp luộc để lấy sức trong lúc xếp hàng chờ được vào chùa xin lộc.
Dù khá mệt mỏi hầu hết mọi người đều tỏ ra vui vẻ và nhẫn nại xếp hàng trật tự chờ đến lượt được vào dâng hương; không hề xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.

Dù khá mệt mỏi hầu hết mọi người đều tỏ ra vui vẻ và nhẫn nại xếp hàng trật tự chờ đến lượt được vào dâng hương; không hề xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy.

Những người dân địa phương cũng tranh thủ dịp này mang nước, bánh,... đến bán cho du khách đang xếp hàng.

Những người dân địa phương cũng tranh thủ dịp này mang nước, bánh,... đến bán cho du khách đang xếp hàng.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.