Xếp hàng dài không mua được khẩu trang ở Hàn Quốc vì... nhầm số

Xếp hàng dài không mua được khẩu trang ở Hàn Quốc vì... nhầm số
(PLVN) - Nhiều người xếp hàng chờ đợi nhưng lại phải ra về “tay trắng” chỉ vì không nắm rõ được các quy định của Chính phủ Hàn Quốc nên đã đem theo bằng lái xe, cung cấp số cuối trong dãy chứng minh thư thay vì số cuối năm sinh... Người Việt ở Hàn Quốc có thể tham khảo thông tin bài viết này để không có nhầm lẫn tương tự.

Nhằm đảm bảo người dân được mua khẩu trang công bằng hơn và giúp hình thành ý thức ưu tiên những người cần mua khẩu trang hơn, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng hệ thống kiểm tra, giám sát số lượng đặt hàng khẩu trang của mỗi người dân, đảm bảo mỗi người chỉ được mua 2 khẩu trang/tuần. Đồng thời, hành vi xuất khẩu mặt hàng này cũng bị nghiêm cấm. Các công ty sản xuất số lượng tăng tối đa lên đến 1.400 chiếc/ngày.

Đặc biệt, theo quy định mới, người dân Hàn Quốc có thể đến mua khẩu trang tại các địa điểm phân phối chính thức dựa vào chữ số cuối cùng trong năm sinh. Trẻ em sinh sau năm 2010 và người lớn sinh trước năm 1940 có thể nhờ mua hộ. Người trong cùng gia đình chỉ cần mang theo chứng minh thư và bản sao đăng ký cư trú là có thể mua hộ khẩu trang cho nhau.

Người được hưởng tiền hỗ trợ an dưỡng dài hạn cũng được phép nhờ người khác mua khẩu trang nhưng phải xuất trình được giấy chứng nhận an dưỡng. Người mua hộ cũng phải tuân thủ quy định mua vào ngày trong tuần dựa theo số cuối năm sinh của bản thân.

Khan hiếm khẩu trang, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng quy định "5 nhóm mua theo các thứ trong tuần".
Khan hiếm khẩu trang, Chính phủ Hàn Quốc áp dụng quy định "5 nhóm mua theo các thứ trong tuần". 

Trẻ em vị thành niên sinh trước năm 2009 chỉ cần xuất trình hộ chiếu là có thể mua được khẩu trang. Nếu không có hộ chiếu có thể mang theo thẻ học sinh, bản sao đăng ký cư trú kèm chứng minh thư của bố mẹ. Chế độ mua khẩu trang trên cũng áp dụng đối với người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. 

Sáng đầu tiên áp dụng quy định mới, tình trạng chen chúc trước các nhà thuốc ở Seoul phần nào bớt đi mức độ hỗn loạn nhưng lượng người xếp hàng dài chờ mua khẩu trang vẫn đông. Một nhà thuốc lớn ở Jongno, Seoul thông báo sẽ mở bán 150 chiếc khẩu trang bắt đầu từ 10h nhưng người dân đã dậy từ sớm và xếp hàng dài ít nhất 15m. Trong lúc chờ đến lượt, mỗi khách chuẩn bị trước một tay cầm sẵn minh thư, tiền mặt. Chỉ trong vòng 30 phút, 150 chiếc khẩu trang nhà thuốc được phân phối đã bán hết veo. Nhiều người dân cảm thấy vô cùng may mắn và phấn khởi khi mua được khẩu trang nhưng cũng bày tỏ lo lắng không biết phải làm sao khi chỉ được dùng 2 chiếc khẩu trang cho 7 ngày.  

Trong khi đó, nhiều người xếp hàng chờ đợi nhưng lại phải ra về “tay trắng” chỉ vì không nắm rõ được các thông tin quy định như đem theo bằng lái xe để mua khẩu trang, nhầm yêu cầu số cuối cùng trong  năm sinh với dãy số chứng minh thư; mua hộ nhưng không trình được chứng minh thư bản gốc… Một số người khác cố gắng “lách luật”, tìm kiếm khe hở trong quy định mới của chế độ nhằm mục đích mua thêm dù chỉ 1 chiếc khẩu trang.

Chẳng hạn, một nhà thuốc trên địa bàn quận Seodaemun vì thiếu nhân lực và muốn tiết kiệm thời gian chờ đợi cho khách hàng nên chỉ tiến hành kiểm tra năm sinh trên chứng minh thư (CMT), sau đó ghi lại để nhập hệ thống điện toán sau và không bắt khách đứng chờ để xác nhận như các nhà thuốc khác. 

Tuy nhiên, sau khi bán hết khẩu trang và tiến hành nhập danh sách người mua, chủ nhà thuốc này đã phát hiện hệ thống thông báo rằng có nhiều người đã đến mua khẩu trang ở các nơi khác trước khi đến mua ở đây nên không thể nhập thông tin của họ được nữa. Không còn cách nào khác, chủ hiệu thuốc này phải nhập số chứng minh thư của những người thân xung quanh để khớp với số lượng khẩu trang đã bán ra. 

Dù đã áp dụng quy định mới, nhưng lượng người xếp hàng mua khẩu trang vẫn còn dài và đông đúc.
Dù đã áp dụng quy định mới, nhưng lượng người xếp hàng mua khẩu trang vẫn còn dài và đông đúc.

Tương tự, nhiều nhà thuốc ở khắp Seoul cũng phát hiện trường hợp người dân tìm cách mua khẩu trang ở nhiều nơi thông qua hệ thống điện toán. Những người này lợi dụng tình trạng đông đúc, cho rằng không phải nhà thuốc nào cũng thực hiện quy trình nhập thông tin người mua ngay tại thời điểm giao dịch hòng trục lợi cho bản thân. 

Nhân viên công sở “mắc kẹt” cả ngày trong văn phòng phần lớn cũng không thấy được hiệu quả của việc áp dụng quy định mới của Chính phủ Hàn Quốc. Những người làm việc hành chính khó mà mua được khẩu trang phân phối ở các địa điểm chính thức. 

Người Việt ở Hàn Quốc có thể tham khảo lịch mua khẩu trang theo chữ số cuối trong năm sinh sau đây:

Thứ Hai: người có chữ số cuối trong năm sinh là 1 hoặc 6

Thứ Ba: người có chữ số cuối trong năm sinh là 2 hoặc 7

Thứ Tư: người có chữ số cuối trong năm sinh là 3 hoặc 8

Thứ Năm: người có chữ số cuối trong năm sinh là 4 hoặc 9

Thứ Sáu: người có chữ số cuối trong năm sinh là 5 hoặc 0

Thứ Bảy – Chủ Nhật: dành cho những người chưa mua được trong tuần.

(Thứ Bảy – Chủ Nhật mở bán tự do, không phụ thuộc vào năm sinh).

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.