Xem xét giảm giờ làm việc cho người lao động trong khu vực tư

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 31/10, phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội (QH) về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) đề nghị Chính phủ xem xét trình QH giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần.

Có giải pháp để xây dựng nền kinh tế tự chủ hơn

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) và một số đại biểu khác nhấn mạnh, năm 2023, trong bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước có nhiều nhiều khó khăn, song đất nước đã vững vàng đi lên. Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều dấu hiệu phục hồi và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Cử tri, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận QH và Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như đã liên tục 4 lần giảm lãi suất điều hành, tăng cường khả năng tiếp cận vốn, thúc đẩy tín dụng tiêu dùng, tiếp tục thực hiện các chính sách giảm phí, lệ phí trước bạ, giảm thuế giá trị gia tăng, giảm thuế đất... Qua đó, giúp doanh nghiệp và người dân giảm bớt khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa chỉ ra rằng, bên cạnh những kết quả rất trân trọng, năm 2023, dự kiến có 5/15 chỉ tiêu QH giao chưa đạt, trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội là năm thứ 3 liên tiếp không đạt.

“Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đang có xu hướng giảm, giai đoạn 2021-2023 chỉ đạt 4,36 đến 4,69%, thấp hơn mức bình quân 6,26% của 3 năm 2016-2018”, đại biểu nói và đề nghị Chính phủ đánh giá bổ sung các nguyên nhân, xác định trách nhiệm và có giải pháp quyết liệt đối với chỉ tiêu này.

Về độ mở của nền kinh tế, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, nước ta là quốc gia có quy mô kinh tế nhỏ, độ mở cao. Thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở về kinh tế tăng nhanh và lớn nhất thế giới.

“Bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế có độ mở cao, nếu không có những giải pháp chính sách tốt, sẽ đem lại nhiều hệ lụy, như nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương, nhạy cảm với các biến động từ bên ngoài; xuất nhập khẩu nhiều nhưng chủ yếu là hàng hóa thâm dụng lao động, giá trị gia tăng không cao; tăng trưởng cao nhưng vẫn ở vị trí cuối trong chuỗi giá trị toàn cầu; nguy cơ là công xưởng gia công, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình là hiện hữu”, đại biểu chỉ rõ.

Với xu hướng hội nhập sâu và rộng, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các Hiệp định thương mại tự do, đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể tác động của độ mở nền kinh tế đến nước ta.

“Độ mở bao nhiêu là phù hợp với nước ta? Nhu cầu và cơ chế kiểm soát độ mở của nền kinh tế nước ta thế nào? Từ đó, có giải pháp để xây dựng nền kinh tế tự chủ hơn, có khả năng thích ứng tốt hơn theo quan điểm phát huy nội lực là yếu tố quyết định, gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại”, đại biểu kiến nghị.

Đề cập đến các giải pháp trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ phải rà soát kỹ để bảo đảm tính liên thông, kết nối và tương hỗ trong các báo cáo, nhất là về nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cũng như các giải pháp và nhiệm vụ. Trên sơ sở rà soát, đề nghị Chính phủ xác định những giải pháp nào là trọng tâm, trọng điểm, có tính đột phá để tập trung thực hiện, không dàn trải và bảo đảm tính khả thi cao.

Trong đó, đại biểu đề nghị cần quan tâm đến 3 nhóm giải pháp. Thứ nhất, tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa; tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp.

“Tôi nhất trí kéo dài thời gian giảm thuế VAT đến hết 30/6/2024. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động, bảo đảm thực hiện từ 1/7/2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công”, đại biểu Nghĩa nói.

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Đại biểu đề nghị trong kỳ họp này, QH yêu cầu tổng soát thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực; trong đó, tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh,đổi mới, sáng tạo để báo cáo QH tại Kỳ họp thứ 7.

Thứ ba, về tăng cường liên kết vùng, đại biểu đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng, trình QH ban hành luật hoặc nghị quyết về phát triển vùng, tăng cường liên kết vùng làm cơ sở pháp lý cho việc thể chế hóa các quan điểm của Đảng.

Đề cập đến thời gian làm việc, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, người lao động cần được quan tâm, chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét trình QH giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ 1999).

“Đây cũng là xu hướng tiến bộ của các quốc gia trên thế giới”, đại biểu nói và bày tỏ mong muốn các vị đại biểu QH quan tâm, ủng hộ quy định này.

Quyết liệt hơn trong xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) cho hay, bên cạnh những kết quả đạt được, doanh nghiệp cũng đã và đang đối mặt với tình trạng thiếu đơn hàng, khả năng hấp thụ vốn giảm. Một bộ phận doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản lượng và số doanh nghiệp giải tán, phá sản cũng tăng lên.

Hình ảnh tại phiên họp.

Hình ảnh tại phiên họp.

Tại kỳ họp này, Chính phủ đã có Báo cáo số 20 về kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả (12 dự án), qua đó cho thấy việc xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án này đã đạt được những kết quả tích cực nhưng nhìn chung tiến độ còn rất chậm, nhiều vấn đề tồn tại chưa được xử lý. Đại biểu đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần khẩn trương, quyết liệt hơn nữa, có biện pháp xử lý đồng bộ, cụ thể cả trước mắt và lâu dài, bao gồm cả những biện pháp về kinh tế và các biện pháp xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với 12 đại dự án này.

Cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, QH khóa XV, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi tiếp tục xác định công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Đại biểu đề nghị Chính phủ đánh giá sâu thêm một số vấn đề, trong đó có việc công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) chưa được các bộ, ngành thực hiện theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL.

Tình trạng bộ, ngành chưa thực hiện đúng kế hoạch lập pháp, xin lùi thời hạn trình, chậm đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH theo KH số 81/KH-UBTVQH15 của UBTVQH; một số dự án Luật, Nghị quyết chưa bảo đảm chất lượng khi trình QH.

Việc đánh giá tác động chính sách trong quá trình xây dựng văn bản chưa được chú trọng đúng mức, nhiều trường hợp còn mang tính hình thức, cảm tính, thiếu tính khoa học; có tình trạng chính sách được chỉnh lý, bổ sung trong quá trình xem xét, thông qua văn bản nhưng chưa được đánh giá tác động đầy đủ, kể cả đánh giá tác động về thủ tục hành chính dẫn đến văn bản được ban hành nhưng tính khả thi không cao, thậm chí không có tính khả thi.

Hệ thống VBQPPL còn nhiều nội dung chồng chéo, chưa thống nhất, khó khăn trong quá trình thực hiện. Tính ổn định và khả năng dự báo chưa cao. Nhiều VBQPPL phải thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhiều lần; trong đó nhiều quy định phải sửa đổi, bổ sung sau một thời gian ngắn ban hành.

Công tác thi hành pháp luật có lúc, có nơi còn lúng túng, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả; công tác thực thi pháp luật hiệu quả không đều…

Trên cơ sở chỉ rõ nguyên nhân của những bất cập, hạn chế nêu trên, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ tăng cường, siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát VBQPPL.

Thực hiện nghiêm Luật Ban hành VBQPPL; trong đó có quy định rà soát VBQPPL đã được quy định tại Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện nghiêm nguyên tắc của rà soát VBQPPL đó là “Việc rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngat khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách ngiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự, thủ tục rà soát”.

Để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho phát triển kinh tế - xã hội, đại biểu đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành nghiêm túc rà soát, tổng kết, đánh giá tác động các chồng chéo, chưa đồng bộ, chưa kịp thời của hệ thống pháp luật; ban hành đầy đủ các VBQPPL hướng dẫn thực hiện các Luật.

Kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định chưa rõ, chưa đầy đủ, còn chồng chéo, mâu thuẫn, thuộc thẩm quyền… Giải quyết dứt điểm các tồn tại đã được nêu ra tại các kỳ rà soát đã được thực hiện cũng như các kỳ giám sát của các cơ quan của QH chỉ ra.

Khẳng định, cùng với công tác, xây dựng hoàn thiện thể chế pháp luật thì công tác tổ chức thi hành pháp luật rất cần phải tiếp tục được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đại biểu đề nghị Chính phủ, TTCP tiếp tục có chỉ đạo quyết liệt hơn đối với công tác này.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.