Xem xét dừng hợp đồng cô giáo chủ nhiệm vụ 3 học sinh bị đánh tím mông

Trường Tiểu học Ngũ Đoan.
Trường Tiểu học Ngũ Đoan.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở GD&ĐT Hải Phòng kiến nghị UBND huyện Kiến Thụy khẩn trương xem xét, xử lý nghiêm với tập thể, cá nhân liên quan. Trong đó, lưu ý xem xét cho thôi hợp đồng đối với giáo viên chủ nhiệm và làm rõ trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường.

Theo xác định từ Sở GD&ĐT TP Hải Phòng, trong 15 phút đầu giờ buổi học ngày thứ Hai (ngày 24/1), tại lớp 3E, Trường tiểu học Ngũ Đoan (huyện Kiến Thuỵ), Ban cán sự lớp kiểm tra, phát hiện ba học sinh tiểu học Mạc Như V, Vũ Sinh H và Phạm Văn P đã thiếu bài kiểm tra về nhà. Ban cán sự lớp đã thay nhau dùng thước kẻ đánh vào mông 3 học sinh trong lớp theo quy định do cô chủ nhiệm lớp đề ra.

Sở GD&ĐT TP Hải Phòng đánh giá đây là vụ việc nghiêm trọng liên quan đến bạo lực học đường, an toàn trường học. Mặc dù cô chủ nhiệm lớp không trực tiếp đánh học sinh song việc tự ý đề ra hình phạt như trên đối với học sinh khi vi phạm nội quy là hoàn toàn sai, phản giáo dục, tác động tiêu cực đến môi trường giáo dục; thể hiện kiến thức, trình độ, kỹ năng, phương pháp giáo dục non kém, thậm chí có dấu hiệu vi phạm đạo đức nhà giáo.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT TP Hải Phòng xác định, Ban Giám hiệu, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngũ Đoan đã không kịp thời nắm tình hình, thiếu kiểm tra, giám sát, phải chịu trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra sự việc tại nhà trường; Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngũ Đoan cũng được xác định có việc chậm trễ báo cáo cấp trên, chưa thẳng thắn nhận trách nhiệm; chậm thông tin vụ việc đến cơ quan báo chí dẫn đến một số cơ quan truyền thông đưa tin chưa đầy đủ, gây bức xúc trong dư luận.

Sở GD&ĐT TP Hải Phòng cũng kiến nghị UBND huyện Kiến Thụy tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục xác minh, làm rõ bản chất vụ việc (do đây mới chỉ chỉ là những thông tin, báo cáo bước đầu); xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan để khẩn trương xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm. Trong đó, lưu ý xem xét cho thôi hợp đồng đối với với cô giáo Vũ Thị Hoài, trách nhiệm của hiệu trưởng nhà trường với vai trò người đứng đầu.

Sở đồng thời yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Kiến Thụy tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh trong toàn ngành giáo dục của huyện; tuyệt đối không để xảy ra các sai phạm tương tự.

Sở GD&ĐT cũng nghiêm túc nhận trách nhiệm vì để xảy ra vụ việc, chưa kịp thời nắm bắt tình hình, xử lý vụ việc. Đặc biệt, qua vụ việc này, ngành GD&ĐT TP Hải Phòng nhận thấy cần tăng cường hơn nữa, có ngay các biện pháp thiết thực nhằm thay đổi mạnh mẽ nhận thức, tư duy, nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp, công tác an ninh, an toàn trường học.

Trước đó, ngày 26/1, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về việc nhóm học sinh lớp 3E thuộc Trường tiểu học Ngũ Đoan bị đánh thâm tím mông vì không hoàn thành bài tập cô giáo giao về nhà.

Kèm theo thông tin chia sẻ là hình ảnh 3 em nhỏ có nhiều vết thâm tím tại vùng mông khiến dư luận rất bất bình.

Chị Đ - người chia sẻ thông tin lên mạng xã hội Facebook - cho biết em trai mình cùng một số bạn cùng lớp bị đánh tím mông từ nhiều ngày nay nhưng không dám nói với gia đình.

Đến khi gia đình phát hiện mới cho biết bị cô giáo chủ nhiệm Vũ Thị H (24 tuổi) và bạn trong ban cán sự lớp dùng thước gỗ đánh mỗi người 70 cái vì không làm bài tập về nhà.

Theo chị Đ, chỉ sau khi gia đình phản ánh sự việc tới ban giám hiệu Trường tiểu học Ngũ Đoan thì cô H mới đến gia đình để xin lỗi. Tuy nhiên, cô giáo H phủ nhận việc đánh học sinh, mà chỉ nói các em bị bạn học trong ban cán sự lớp đánh.

"Khi hỏi thì mấy cháu nhỏ đều nói ngoài bạn thì cô H có dùng thước đánh nên việc cô giáo phủ nhận khiến chúng tôi rất bức xúc. Tôi đưa sự việc lên mạng xã hội để đề nghị các cấp có thẩm quyền vào cuộc xử lý nghiêm" - chị Đ nói.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?