Xem người Mường làm Lễ “buộc chỉ cổ tay”

Lễ "buộc chỉ cổ tay" của dân người Mường ở xã Tà Tộc, huyện Mai Sơn.
Lễ "buộc chỉ cổ tay" của dân người Mường ở xã Tà Tộc, huyện Mai Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Dân tộc Mường là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời tại miền núi Tây Bắc và là 1 trong 12 dân tộc ở tỉnh Sơn La. Trong đời sống, văn hoá truyền thống người Mường vẫn được giữ gìn từ tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán đến các nghi lễ đặc sắc… Trong đó, có tục “buộc chỉ cổ tay” để cầu bình an và may mắn.

Tại Sơn La người Mường sinh sống thành từng bản, tập trung nhiều ở huyện Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên... Với đặc thù địa hình sinh sống, phương thức canh tác, sản xuất nên đồng bào dân tộc Mường vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng. Tục buộc chỉ cổ tay là một trong những phong tục mang ý hướng con người về sự bình yên, may mắn, sau thời gian gặp những chuyện không may trong cuộc sống.

Người Mường quan niệm rằng, vía có lúc bị cõi âm bắt chuyện và rủ đi theo sang bên thế giới bên kia, hay quên về với chủ hoặc vía dễ bị tà ma xứ người đùa giỡn làm hại. Vì vậy người Mường thường làm lễ “buộc chỉ cổ tay” để vía luôn ở bên người và cầu giúp cho sức khỏe, bình an, may mắn.

Xuất phát từ cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, con người phải gồng mình chống chọi với quy luật sinh tồn của thiên nhiên. Chính vì lẽ đó, người Mường quan niệm mỗi con người đều tồn tại hồn vía song hành và được coi là một thực thể siêu hình vô cùng quan trọng. Hồn vía con người luôn gắn bó với thân xác của cuộc sống đích thực, của đời người bắt đầu từ lúc sinh ra đến khi trở về cõi vĩnh hằng. Mỗi khi bị ốm, gia đình có người qua đời hoặc gặp những chuyện không may trong cuộc sống, người Mường thường làm Lễ “buộc chỉ cổ tay”.

"Buộc chỉ cổ tay" để cầu bình an và may mắn trong cuộc sống.

"Buộc chỉ cổ tay" để cầu bình an và may mắn trong cuộc sống.

Để tìm hiểu rõ hơn về tục “buộc chỉ cổ tay” của người Mường, chúng tôi tìm về xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, Sơn La), nơi có nhiều bản làng dân tộc Mường định cư sinh sống. Trò chuyện với già bản Hà Văn Hướng, ở bản Mường (Tà Hộc) được biết: Người Mường thường quan niệm đàn ông có 7 hồn vía, đàn bà có 9 vía, khi hồn vía lìa khỏi thân xác thì những người đàn ông và đàn bà đó sẽ không còn tồn tại trên thế gian này, hoặc người đó bị lạc đi vài vía sẽ sống trong cảnh ốm đau, bệnh tật, gặp phải tai ương trong cuộc sống. Chính vì lẽ đó, mà từ thời cha ông đã nghĩ ra tục buộc chỉ vào cổ tay để giữ hồn vía không rời khỏi thân xác. Và cầu mong cho sức khỏe, gia đình bình an hơn.

Người Mường họ tin vào những lực lượng siêu nhiên, quyền năng, tin vào sức mạnh của thần linh. Nếu trong cuộc sống sinh hoạt, lao động bị tai nạn ngoài ý muốn, gặp những chuyện xui xẻo thì thầy mo sẽ là người có quyền năng, đứng ra cưu mang giúp đỡ cho họ, để hướng họ có suy nghĩ lạc quan và tin vào cuộc sống hơn.

Theo già bản Hà Văn Hướng, để làm lễ buộc chỉ vào cổ tay, gia chủ phải bày biện mâm cỗ mời anh em họ hàng đến nhà. Trong mâm cỗ bắt buộc phải có 1 con gà luộc, cá nướng, gạo nếp, bát nhang (chủ yếu dùng bằng bát gạo trắng cắm ba nén hương)... sau đó mời thầy mo đến khấn. Chỉ buộc cổ tay bắt buộc phải có 2 màu xanh và hồng, để xua đuổi tà ma đeo bám, mang lại may mắn cho gia chủ. Sau đó cuốn chỉ đều vào nhau đặt ở gần bát hương, chờ thầy mo khấn vái khoảng 2 giờ đồng hồ mới được lấy ra buộc.

Mâm lễ làm thủ tục "buộc chỉ cổ tay".

Mâm lễ làm thủ tục "buộc chỉ cổ tay".

Đặc biệt, lễ buộc chỉ cổ tay còn được thực hiện đối với gia đình có người thân mất. Việc làm này mang ý nghĩa cầu cho linh hồn người đã khuất sớm được siêu thoát, đồng thời đem lại sự bình an cho con cháu trong nhà ở lại trần gian.

Sau khi các công việc chuẩn bị cho lễ buộc chỉ vào cổ tay xong xuôi, thầy mo mời người thân của gia chủ rút các sợi chỉ đặt bên bát hương xuống buộc, để giữ cho vía luôn ở bên người gia chủ, mọi điều xui xẻo đều tai qua nạn khỏi... Thời gian buộc chỉ vào cổ tay kết thúc, các anh em họ hàng cùng quây quần bên mâm cỗ, nâng những chén rượu chúc nhau những lời hay ý đẹp và chúc sức sức khoẻ.

Lễ "buộc chỉ cổ tay" của người Mường xuất phát từ mong muốn của mỗi gia đình, cá nhân nào đó, có thể do trong nhà vừa gặp chuyện không may, tai nạn hoặc ốm đau... không may đến với gia đình. Việc làm lễ buộc chỉ cổ tay đối với người Mường rất quan trọng, người đứng ra làm lễ phải là thầy mo có uy tín, có lối sống tốt, trung thực mới xua đuổi tà ma. Chứ không phải ai cũng có thể đứng ra làm thầy mo được.

Lễ “buộc chỉ cổ tay” là một trong những tập quán và tín ngưỡng độc đáo, lâu đời của đồng bào dân tộc Mường. Lễ “buộc chỉ cổ tay” có thể tổ chức bất kể thời gian nào trong năm, với một ý nghĩa rất tốt đẹp cầu bình an và may mắn, mọi người luôn khoẻ mạnh, sống vui vẻ hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành

(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Đọc thêm

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Giới trẻ và hành trình tới thế giới tinh thần lành mạnh

Nhiều bạn trẻ đang trên hành trình xây đắp những giá trị sống tốt lành cho mình và cộng đồng.
(PLVN) - Nếu xây dựng được đời sống tinh thần lành mạnh, một tâm hồn phong phú, người trẻ có thể dễ dàng chống lại những cám dỗ của lối sống nhanh, sống gấp, sống buông thả hiện nay, bảo vệ được chính mình trong một xã hội mà giá trị vật chất đang lên ngôi...

Mở cửa sổ tâm hồn, nhìn ra thế giới rộng lớn

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Trong cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta cảm thấy bế tắc, tâm trạng trở nên tồi tệ, như thể tất cả mọi thứ đang chống lại mình. Nhưng thay vì chìm đắm trong suy nghĩ tiêu cực rằng bạn chẳng có gì trong tay, hãy thử hỏi bản thân: “Mình đang có gì?” Chắc chắn, bạn sẽ nhận ra rằng mình vẫn còn rất nhiều thứ để trân trọng: sức khỏe, gia đình, những người bạn tốt, hoặc chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại từ đầu.

Gặp nhau là duyên, xin hãy trân quý

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuộc đời giống như một hành trình dài với vô vàn ngã rẽ. Trên hành trình đó, chúng ta sẽ gặp biết bao người. Có những cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua, nhưng cũng có những mối nhân duyên đi cùng ta một đoạn đường dài. Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời ta đều mang theo một ý nghĩa nhất định, dù ngắn hay dài, dù vui hay buồn.

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc

Giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Nhật Bản tại chùa Tam Chúc
(PLVN) -  Ngày 27/11, tại Khu Du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), chùa Tam Chúc tổ chức khai mạc Lễ hội giao lưu Văn hóa Phật giáo Việt Nam – Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên chùa Tam Chúc kết hợp với Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản thỉnh 12 vị chư tăng Nhật Bản sang Việt Nam đồng tổ chức Phật sự này.

Sống tốt để hoa nở trong tim

Sống tốt để hoa nở trong tim
(PLVN) - Trong cuộc sống, ai cũng có lúc chán nản, buồn bã hay cô đơn. Những cảm xúc tiêu cực này là một phần không thể tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta phản ứng thế nào với những khoảnh khắc ấy.

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình

“Con đường chuyển hóa” - Tu hành là trở về với chính mình
(PLVN) - Nếu “Chia sẻ từ trái tim” như một tấm bản đồ giúp ta hiểu được những điều căn bản của đạo Phật, thì “Con đường chuyển hóa” lại giống như một phương tiện giúp mọi người chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, đi đến mục đích cuối cùng là tự do và giải thoát.

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Đối diện với phiền não

Đối diện với phiền não
(PLVN) - Trong cuộc sống, không ai tránh được những phiền não. Chúng đến từ công việc, gia đình, bạn bè, hay thậm chí là những chuyện rất nhỏ nhặt. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là làm thế nào để tránh phiền não, mà là cách chúng ta đối diện và xử lý chúng.

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'

'Cùng chung tay cùng thay đổi - Gắn kết yêu thương'
(PLVN) - Đây là khẩu hiệu được hô vang tại diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ” nhằm thể hiện sự đoàn kết, chung tay cùng thay đổi thúc đẩy bình đẳng giới vì một xã hội bình đẳng, văn minh, hạnh phúc.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.