Xe ưu tiên gây tai nạn giao thông thì xử lý thế nào?

Xe ưu tiên trên tuyến phố Hà Nội. (Ảnh: Hồng Thương)
Xe ưu tiên trên tuyến phố Hà Nội. (Ảnh: Hồng Thương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn đọc Dương Trang (Đà Nẵng) hỏi: Xe ưu tiên gây tai nạn giao thông thì tài xế có phải chịu trách nhiệm không? Có những trách nhiệm pháp lý nào mà tài xế có thể phải chịu?

Luật sư Lê Hiếu - Giám đốc Công ty Luật TNHH Hiếu Hùng tư vấn: Căn cứ Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang.

Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông. Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.

Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.

Theo khoản 5 Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ thì người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, tài xế khi lái xe ưu tiên được hưởng một số quyền nhất định trong một số trường hợp, tuy nhiên gây ra tai nạn giao thông (TNGT) tùy vào từng trường hợp khác nhau vẫn bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, trường hợp tài xế xe ưu tiên gây TNGT do vi phạm quy định an toàn giao thông thì phải có trách nhiệm bồi thường. Nếu trường hợp xảy ra TNGT do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của người bị hại thì tài xế lái xe ưu tiên sẽ không cần phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo Điều 260 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm thuộc một trong các trường hợp sau đây: Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 - 10 năm: Không có giấy phép lái xe theo quy định; trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; làm chết 2 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm: Làm chết 3 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, nếu có đủ yếu tố để truy cứu trách nhiệm hình sự thì theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì tài xế xe ưu tiên gây TNGT có thể bị truy cứu về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Chu Quỳnh Vương.

Đất công ích được thu hồi như thế nào và hồ sơ gồm những gì?

(PLVN) -  Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đọc thêm

Thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo?

Luật sư Bùi Đức Nhã.
(PLVN) - Bạn Lê Thảo (Thái Nguyên) hỏi: Cháu của tôi bị tuyên án phạt tù 2 năm 9 tháng về tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên Tòa án cho hưởng án treo. Trước khi tuyên án, cháu của tôi đã bị tạm giam khoảng 6 tháng. Vậy xin hỏi, thời gian tạm giam có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng hưởng án treo không?

Có được cấp lại giấy khai sinh cho trẻ đã khai sinh ở nước ngoài?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Bùi Nhị (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi: Con tôi sinh ra tại Nhật Bản, đã làm giấy khai sinh ở bên Nhật Bản. Gia đình tôi hiện đã về Việt Nam. Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, cần giấy khai sinh để làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, tôi phát hiện giấy khai sinh bị mất. Xin hỏi, tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho con được không? Nếu được thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp này? Thủ tục xin cấp lại?

Bên cho vay có quyền yêu cầu Tòa án ngăn chặn tẩu tán tài sản của bên vay?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Văn Khoa (Quảng Nam) hỏi: Tôi có cho anh A vay tiền, số tiền là 2 tỷ. Tuy nhiên, đã quá hạn rất lâu nhưng anh A không trả. Tôi có đòi nhiều lần thì anh A hứa hẹn nhưng vẫn không trả. Do vậy, tôi có làm đơn khởi kiện. Theo tôi được biết thì anh A có rất nhiều bất động sản. Vậy tôi có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản của anh A được không?

Cần làm gì khi mua lại xe “dính” phạt nguội?

Luật sư Trần Thị Loan.
(PLVN) - Bạn Gia Uyên (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa mua lại 1 chiếc xe ô tô từ một người mới quen, chiếc xe này đã sang chính chủ tên tôi. Tuần trước đem xe này đi đăng kiểm thì mới biết xe bị phạt nguội 3 lỗi, bởi vậy không thể đăng kiểm cho xe được. Vậy xin hỏi giờ tôi phải làm thế nào để được đăng kiểm? Trường hợp nếu không liên lạc lại được người quen, hoặc là người đó không đồng ý nộp phạt 3 lỗi đó thì phải xử lý như thế nào?

Không đăng ký kết hôn có được yêu cầu chia tài sản chung không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Hương Giang (Phú Thọ) hỏi: Tôi và chồng tôi tổ chức đám cưới vào năm 2015 nhưng chưa đăng ký kết hôn với nhau. Đến năm 2017, tôi sinh được một bé trai và về nhà mẹ đẻ ở từ đó đến nay. Tôi có đi làm, tự mua được một chiếc xe máy và một mảnh đất ở quê ngoại. Chồng tôi không còn quan tâm, chăm sóc cho mẹ con tôi nữa. Nên mong muốn hiện tại của tôi là được ly hôn với chồng. Vậy xin hỏi, tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không? Không đăng ký kết hôn thì có thể ly hôn không? Có được yêu cầu chia tài sản chung không?

Người vay có phải tiếp tục trả nợ khi tài sản thế chấp có giá trị nhỏ hơn khoản vay?

Luật sư Bùi Đức Nhã.
(PLVN) - Bạn Minh Hà (Hà Nội) hỏi: Tôi vay tiền ngân hàng để mua xe ô tô làm ăn. Số tiền vay là 500 triệu đồng và tôi thế chấp tại ngân hàng bằng chính chiếc xe này. Tôi vẫn duy trì trả nợ được hơn 2 năm nay. Hiện tại, do làm ăn gặp khó khăn nên tôi không còn khả năng trả nợ nữa. Xin hỏi, ngân hàng có quyền lấy lại chiếc xe này không? Nếu sau khi ngân hàng bán chiếc xe của tôi mà số tiền thu về vẫn nhỏ hơn tiền nợ còn lại thì tôi có phải tiếp tục trả nợ không?

Khách sạn có được giữ CCCD của khách?

Thẻ căn cước công dân gắn chip. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bạn Hoàng Nam (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi muốn hỏi khách sạn có được giữ lại CCCD của khách khi đang lưu trú không, vì CCCD hiện nay đều có gắn chip và chứa rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng?

Có 2 căn nhà trên cùng thửa đất thì được ghi trên giấy chứng nhận như thế nào?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Văn Học (Bắc Giang) hỏi: Bố tôi có mảnh đất 550m2, trước đó bố tôi đã xây 1 căn nhà, sau khi tôi lấy vợ thì tôi tiếp tục xây thêm 1 căn nhà trên cùng mảnh đất đó. Vậy cho tôi hỏi khi tôi đi đăng ký tài sản nhà gắn liền với đất, thì nội dung đăng ký này được thể hiện trên giấy chứng nhận như thế nào?

Bị tai nạn khi đang thử việc thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Bị tai nạn khi đang thử việc thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
(PLVN) - Bạn Bích Hồng (Khánh Hòa) hỏi: Tôi đang thử việc chưa được 2 tháng tại một công ty về lĩnh vực xây dựng, đang trong giờ làm việc thì tôi bị ngã tại công trình xây dựng. Từ trước đến nay tôi chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội. Xin hỏi, trong thời gian thử việc thì tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Nếu được thì tôi được công ty chi trả những khoản nào?

Có hủy được giấy khai sinh bị cấp sai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Bùi Dương (Thái Nguyên) hỏi: Trước đây bố mẹ tôi đi đăng ký khai sinh cho tôi ở xã A là họ Đỗ, sau đó không rõ nguyên nhân gì mà lại tiếp tục đăng ký khai sinh ở xã B mang tên họ Bùi (họ Bùi là đúng theo tên họ của bố và mẹ tôi), do vậy mà tôi có đến 2 giấy khai sinh. Giờ tôi muốn giữ lại giấy khai sinh họ Bùi thì có hủy được giấy khai sinh họ Đỗ đã được đăng ký trước đó hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Gửi di chúc cho người quen giữ được không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hà Nội) hỏi: Bà tôi đã lập di chúc, nhưng chúng tôi là con, cháu thì không muốn bác tôi giữ mà muốn bà gửi cho một người quen của gia đình. Xin hỏi, bà tôi có thể gửi di chúc cho người khác giữ được không? Người nhận giữ di chúc phải làm gì khi bà tôi qua đời? Nếu như người giữ di chúc mà làm mất thì phải xử lý như thế nào?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?
(PLVN) - Việc báo tin giả hoặc trình báo thông tin sai sự thật đến các cơ quan, lực lượng chức năng đều là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính và thậm chí là bị xử lý hình sự.