Xe quá tải bùng phát trở lại và ngày càng gia tăng

Xe quá tải có nguy cơ bùng phát trở lại.
Xe quá tải có nguy cơ bùng phát trở lại.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Báo cáo từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, trong quý I/2022, lực lượng chức năng đã sử dụng cân xách tay kiểm tra hơn 19.500 phương tiện, phát hiện hơn 2.400 phương tiện vi phạm tải trọng xe, tước 463 giấy phép lái xe, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước hơn 13 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, xe quá tải bùng phát trở lại và ngày càng gia tăng, xe cơi nới kích thước thành thùng cao từ 1-2m chở hàng quá tải, lưu thông công khai trên nhiều tuyến đường, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, mất an toàn giao thông.

Điển hình như tại các tỉnh: Yên Bái, Hòa Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa... Cùng với đó là trên các tuyến QL37 tỉnh Thái Nguyên; QL12B, QL1 tỉnh Ninh Bình; ĐT.566, QL1 tỉnh Quảng Bình; QL1, QL14 địa phận tỉnh Quảng Nam.

Đáng lưu ý, nhiều xe chở hàng siêu trường, siêu trọng không có giấy phép lưu hành, chở hàng với kích thước, khối lượng không đúng với nội dung trong giấy phép lưu hành xe hoặc sử dụng giấy phép lưu hành xe giả vẫn được xuất, xếp hàng và ra khỏi các cảng, lưu thông trên các tuyến đường, đặc biệt lưu thông Bắc - Nam trên QL1, đường Hồ Chí Minh.

Trước tình hình này, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng công an, thanh tra giao thông cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 32 của Thủ tướng về tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư mua sắm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính trong việc kiểm soát tải trọng xe.

Trước đó, cuối tháng 3/2022, Thanh tra Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ khu vực; Thanh tra các Sở GTVT tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện đường bộ tại các đầu mối bốc xếp hàng hoá do tình hình vi phạm về tải trọng phương tiện còn phức tạp. Đặc biệt là vi phạm về xếp hàng hóa trên xe ô tô tại các đầu mối bốc xếp hàng hoá như: Nhà máy sản xuất, mỏ vật liệu, cảng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự, an toàn giao thông và hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Để bảo đảm trật tự ATGT và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, Thanh tra Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra tải trọng phương tiện, trong đó tập trung kiểm tra về xếp hàng hoá trên xe ô tô theo quy định tại Thông tư số 35/2013 của Bộ GTVT ngay tại các đầu mối bốc xếp hàng hoá, đặc biệt là các nhà máy sản xuất hàng hoá, mỏ vật liệu và cảng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa có nhiều phương tiện vận tải đường bộ tải trọng lớn vào bốc xếp hàng hóa.

Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính về xếp hàng, tải trọng phương tiện, Thanh tra Bộ GTVT đề nghị các lực lượng liên quan tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập chứng cứ, xác định hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính về cơi nới thành thùng xe tải tự đổ. Việc sử dụng, bảo quản và xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2021 của Chính phủ.

Được biết, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã trình Bộ GTVT Đề án kiểm soát tải trọng xe tự động trên phạm vi toàn quốc; nghiên cứu, thiết kế phần mềm kiểm tra tải trọng xe tự động. Kết quả thu được đối với những xe vi phạm làm căn cứ để xác định và xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức "phạt nguội" từ năm 2020.

Khi Đề án được phê duyệt, Tổng cục Đường bộ sẽ ưu tiên lắp hệ thống cân tự động trên các đường cao tốc, các đoạn quốc lộ có nhiều xe tải lưu thông và các đoạn đường bộ nối khu vực cảng, kho bãi, mỏ vật liệu, mỏ quặng để kiểm soát bền vững xe quá tải.

Đọc thêm

Dựng barie chắn ngõ nhỏ tại Hà Nội: Cần xử lý hợp tình, hợp lý

Barie chắn đầu ngõ 126 Thượng Đình giờ cao điểm. (Nguồn: MXH)

(PLVN) - Trong giờ cao điểm, nhiều người tận dụng những ngõ nhỏ giao cắt làm đường tắt để rút ngắn thời gian di chuyển nhưng chính hành động này không chỉ gây phiền toái cho người dân sống trong các ngõ nhỏ mà còn trực tiếp gây ùn tắc giao thông, gia tăng khó khăn cho lực lượng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng, điều tiết.

Dự án sân bay Long Thành: Đề xuất dùng nguồn tiết kiệm làm đường cất hạ cánh thứ 2

Dự án sân bay Long Thành đang được xây dựng. (Ảnh: Thiên Phúc)
(PLVN) - Ngày 15/11, TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã đề xuất dùng tiền tiết kiệm từ chi phí dự phòng và đấu thầu để xây dựng đường cất hạ cánh thứ 2 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành. ACV cho rằng nguồn tiết kiệm trong quá trình thực hiện dự án thành phần 3 của dự án góp phần quan trọng trong việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

Tàu SE7 trật bánh khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: CTV
(PLVN) - Tàu SE7 bị trật bánh khỏi đường ray khi qua địa bàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hành khách đã được di chuyển bằng ô tô đến ga mới để tiếp tục hành trình.

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng

Kiến nghị ngừng gia hạn hoạt động xe điện ở Lâm Đồng
(PLVN) - Hai công ty xe điện hoạt động ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều vi phạm chiếm tỷ lệ 61,33% trên tổng số đầu xe đang hoạt động trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng đã kiến nghị ngừng gia hạn và cấp mới loại hình xe điện đối với 2 công ty này.

Dự án sân bay Long Thành: Đường cất, hạ cánh dự kiến sẽ vượt tiến độ 3 tháng

Sân bay Long Thành sẽ có thiết bị hỗ trợ hạ cánh chính xác ILS/DME đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hàng không. (Ảnh: Phan Trang)
(PLVN) - TCty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT về tiến độ triển khai dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành giai đoạn 1.