Nội địa hóa – Lòng tin vào sản phẩm Việt
Nội địa hóa không phải là câu chuyện mới, nhất là trong lĩnh vực xe máy, ô tô. Những năm qua, Việt Nam là nơi mà nhiều hãng xe máy Nhật Bản và Ý nghiên cứu, phát triển; thậm chí đủ sức xuất khẩu ra nước ngoài. Nhưng những sản phẩm đầu tiên Piaggio giới thiệu tại thị trường Việt Nam cũng chỉ có tỷ lệ nội địa hóa là 17% hay Honda có xuất phát điểm ở mức 25%.
Trước đó, những hãng xe này thường xuyên nhập sản phẩm của nước ngoài về bán. Điển hình là Honda nhập rất nhiều từ Trung Quốc xe Dream, Wave, Honda SCR, Air Blade… Chỉ đến khi Wave Alpha được giới thiệu vào năm 2002, Honda Việt Nam (HVN) mới đánh bại sự xâm nhập của xe Trung Quốc. Năm 2007, thị trường chứng kiến thêm sự ra đời của dòng xe Air Blade tại Việt Nam và loại xe này trở thành mẫu xe ga bán chạy nhất thị trường Việt trong nhiều năm liền. HVN tiếp tục nội địa hóa, tới nay tỷ lệ nội địa hóa của 1 số dòng xe lên tới khoảng 90%.
Hiện tại, HVN đang vận hành 3 nhà máy sản xuất xe máy với tổng công suất thiết kế 2,5 triệu xe/năm. Nắm giữ gần 70% thị phần xe máy trong số 5 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, HVN hiện sản xuất 12 mẫu để phân phối ra thị trường bao gồm xe ga, xe số và xe côn tay. Trong năm tài chính FY2017 (4/2016 – 3/2017), sản lượng bán hàng cho xe máy của HVN đạt gần 2,2 triệu xe.
Không chỉ nội địa hóa xe máy, HVN còn có tham vọng nội địa hóa ô tô để góp phần đưa ngành sản xuất ô tô Việt Nam sánh ngang với nhiều nước trên thế giới. Mẫu xe đầu tiên là Honda Civic được ra mắt vào tháng 8/2006. Sau đó, mẫu xe thể thao đa dụng CR-V được ra mắt vào tháng 12/2008 và mẫu xe sedan cỡ nhỏ Honda City vào tháng 6/2013.
Tính đến nay, HVN đã có 2 mẫu xe sản xuất trong nước là City, CR-V. Sản lượng bán hàng của Honda ô tô trong năm tài chính FY2017 (4/2016 – 3/2017) đạt hơn 12.000 chiếc. Trong đó, CR-V là 1 trong 20 dòng xe bán chạy nhất Việt Nam năm 2016, với 5.101 chiếc.
Việt Nam có sẵn một hệ sinh thái sản xuất xe máy chạy bằng xăng được gây dựng từ mấy chục năm nay. Về chất lượng, chúng ta cùng với Thái Lan, Indonesia là 3 nước đứng đầu thế giới trong ngành Công nghiệp này. Trong đó, HVN đã thực hiện câu chuyện nội địa hóa 1 cách thành công vang dội và ngày càng hoàn thiện, năng cao chất lượng sản phẩm cao hơn nữa. Vậy với thị trường xe điện thì như thế nào?
Xe điện “made in Việt Nam”
Có thể nói, thị trường xe đạp điện của nước ta rất tiềm năng và phong phú, nhưng chúng ta lại chưa có 1 thương hiệu riêng đủ mạnh để lấn át cuộc chơi của các thương hiệu xe điện Trung Quốc chỉ tập trung tạo ra sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng.
Điều này khiến 1 đại diện của hãng Bosch của Đức phải đặt câu hỏi rằng: “Tôi thấy Honda, Yamaha, Piaggio tìm đến chúng tôi và nói: “Anh bán cho tôi cái này, cái kia”. Chưa bao giờ có doanh nghiệp Việt Nam nào đủ tự tin nói: “Tôi có 1 thiết kế và anh có thể làm cho tôi được không “? Tôi tin các bạn sẽ thành công không chỉ ở Việt Nam mà ra cả Asean nữa. Hãy cùng nhau thay đổi thế giới”.
Hàng chục năm qua, người Việt đã vô tình chấp nhận định kiến “không làm nổi con ốc vít” và sử dụng xe cộ của các thương hiệu nước ngoài. Để thay đổi định kiến này, vừa qua hãng xe điện PEGA, hay trước đây là HKbike đã quyết định đầu tư 3,5 tỉ USD để xây dựng nhà xưởng nhằm nội địa hóa sản xuất, thực hiện cuộc cách mạng cho sản phẩm xe đạp điện Việt – cuộc cách mạng chất lượng và công nghệ.
Thương hiệu PEGA tiếp tục thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thị trường xe điện Việt Nam với việc cho ra 4 sản phẩm mới, được nội địa hóa sản xuất tại Việt Nam với tỷ lệ lên đến 35%. Những linh kiện được sản xuất tại Việt Nam đều là linh kiện lớn như khung, vành, càng, động cơ, dây điện, phanh, yên v.v… chiếm 85% giá trị xe. Bên cạnh đó, PEGA còn hợp tác với các thương hiệu lớn trên thế giới như Bosch, Samsung,… nhằm giảm bớt thời gian nghiên cứu, phát triển công nghệ trong khi vẫn nâng cao được chất lượng sản phẩm.
Theo ông Lê Hoàng Long, CEO của PEGA: “Chất lượng xe điện chính là mấu chốt để tạo nên sự tin tưởng lâu dài với người tiêu dùng. Nội địa hóa là bước đi quan trọng để tự chủ, tạo nên nền tảng vững chắc, để người Việt có thể cùng nhau tự sản xuất ra những chiếc xe lý tưởng và sau đó tiến tới phát triển những công nghệ, tiện ích hiện đại”.
PEGA đầu tư xây dựng nhà máy tại Bắc Giang với số vốn 3,5 tỉ USD, lắp ráp máy móc và công nghệ hiện đại, công suất thiết kế đạt 40.000 xe/tháng. Bước đi này đã giúp cho PEGA là công ty xe điện đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này chủ động từ thiết kế, nghiên cứu, lắp ráp sản phẩm đến marketing và phân phối. Đây được xem là một lĩnh vực khó và mới mẻ với dòng xe điện.