Cả nước có tới 25.662 xe công, theo báo cáo cập nhật đến ngày 24-6-2010 của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính). Số xe đó thuộc 63 tỉnh thành, các bộ, ngành, tổ chức... Trong đó có nhiều đơn vị đã sắm xe vượt tiêu chuẩn. Chẳng hạn, cấp tỉnh chỉ được sắm xe trị giá 700 triệu đồng trở xuống nhưng nhiều nơi sắm xe cả tỉ đồng.
Số liệu trên, theo một quan chức của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), là chưa đầy đủ vì chưa tính xe của doanh nghiệp nhà nước, xe của hệ thống công an, quân đội. Tính theo giá trị khi mua sắm, số xe công trên trị giá tới 12.739 tỉ đồng. Tuy nhiên tính đến nay, sau khi khấu hao, giá trị còn lại theo báo cáo, số xe trên chỉ còn trị giá 3.739 tỉ đồng.
Số liệu trên, theo một quan chức của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), là chưa đầy đủ vì chưa tính xe của doanh nghiệp nhà nước, xe của hệ thống công an, quân đội. Tính theo giá trị khi mua sắm, số xe công trên trị giá tới 12.739 tỉ đồng. Tuy nhiên tính đến nay, sau khi khấu hao, giá trị còn lại theo báo cáo, số xe trên chỉ còn trị giá 3.739 tỉ đồng.
Phổ biến tình trạng mua xe vượt chỉ tiêu
“Ôm” nhiều đất công
Cũng theo số liệu của Cục Quản lý công sản, tính đến ngày 16-7-2010, Nhà nước đang có trên 81.000 khuôn viên trụ sở, với trên 2,2 tỉ m2, tổng giá trị hơn 985.000 tỉ đồng. Trong đó các địa phương sở hữu trên 72.000 khuôn viên. Tính từng cơ quan: Bộ Lao động - thương binh và xã hội có 13 trụ sở, Bộ GD-ĐT 81, Bộ Ngoại giao 15... Trong khi đó, Bộ Tài chính quản lý 4.416 trụ sở, Bộ Tư pháp 700, Bộ Tài nguyên - môi trường 517... Một số tỉnh nhỏ như Yên Bái cũng có tới 371 trụ sở, Tây Ninh 781, Gia Lai trên 1.100... Theo một quan chức của Cục Quản lý công sản, hiện có thực tế là nhiều cơ quan nhà nước đang sở hữu số trụ sở lớn, không dùng đến nhưng không chuyển giao lại, trong khi nhiều đơn vị có phương án kinh doanh tốt thì không có đất. “Tình trạng này đang xảy ra nhiều, phổ biến nhất là tại Hà Nội” - vị quan chức này nói. Ông Phạm Đình Cường cũng công nhận: không ít nguồn lực đất đai ở các cơ quan, đặc biệt là văn phòng 2 của các bộ tại TP.HCM, đang bỏ không, phải mất tiền duy tu bảo dưỡng rất tốn kém nhưng các bộ vẫn “ôm”, chưa thể đem ra phục vụ xã hội. |
Trong đó, TP.HCM đang có số lượng xe công lớn nhất với trên 1.000 xe, kế tiếp là Hà Nội trên 800 xe. Ông Lê Phụng Hiệp, vụ trưởng Vụ Tư pháp quốc tế Bộ Tư pháp, từ chối bình luận số xe này là nhiều hay ít. Tuy nhiên ông cho biết tại nhiều nước phát triển, số lượng xe công rất ít, thường chỉ cấp bộ trưởng, thứ trưởng mới được cấp xe riêng. Còn lại, các nước thành lập công ty dịch vụ xe công để phục vụ mục đích công vụ. Những người có tiêu chuẩn khi cần đi thì gọi đến đây sẽ được điều xe phục vụ, xong việc xe lại phục vụ người khác. Như thế nhà nước sẽ không mất chi phí thuê lái xe, xe được sử dụng hết công suất (tránh được thời gian xe rảnh rỗi đợi lãnh đạo) và đặc biệt là tránh sử dụng xe công vào việc tư. Điều đáng lưu tâm hơn, theo quy định tiêu chuẩn mua xe theo quyết định số 59/2007 của Thủ tướng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ được mua xe giá trị không quá 700 triệu đồng, nhưng nhiều đơn vị cấp tỉnh, thậm chí cấp huyện vẫn mua xe có giá trên 1 tỉ đồng/chiếc, tiếng là dùng chung nhưng thực chất chỉ phục vụ lãnh đạo. Đặc biệt, số xe có giá hơn 1,4 tỉ đồng được các đơn vị trên cả nước dùng tiền ngân sách mua đã lên tới 186 chiếc, nhiều xe giá trên 2 tỉ đồng.Không đủ tiêu chuẩn vẫn ngồi vào xe Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đình Cường, cục trưởng Cục Quản lý công sản, cho biết việc mua sắm, sử dụng xe công tại nhiều nơi chưa đúng chế độ.
Một quan chức của Bộ Tài chính cũng cho rằng số lượng xe trên so với quy mô nền kinh tế VN là quá nhiều và chi phí cho đội xe hằng năm rất lớn. Theo quan chức này, hiện vẫn diễn ra việc sử dụng xe cá biệt tại một số địa phương không đúng và chưa thực hiện nghiêm túc quy định. Đến nỗi, khi Cục Quản lý công sản yêu cầu thống kê xe, chính cán bộ của huyện, tỉnh còn nhầm xe thủ trưởng đang dùng là xe chức danh (phục vụ riêng cho quan chức) trong khi bản thân quan chức đó không đủ tiêu chuẩn có xe riêng. “Giám đốc sở, chủ tịch, bí thư huyện... không có tiêu chuẩn xe riêng đưa đón tại nhà mà chỉ được sử dụng xe dùng chung. Tuy nhiên, các địa phương thường mua xe bốn chỗ và đưa đón tận nhà không đúng quy định, gây lãng phí” - vị này nói.
Tiêu chuẩn nào được cấp ôtô riêng?
Theo quyết định 59/2007 của Thủ tướng và những quy định hiện hành, những đối tượng sau không có xe riêng: Cán bộ cấp trưởng, phó các sở, ban, ngành và tương đương ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; bí thư, phó bí thư huyện ủy, thị ủy, quận ủy; chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện và cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25. Cán bộ lãnh đạo cấp tổng cục, cục, vụ, viện thuộc bộ và cán bộ lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7 đến dưới 1,25 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp... Các chức danh này chỉ được bố trí ôtô khi đi công tác (không bố trí xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc). Tùy điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông và khả năng cung cấp dịch vụ phương tiện, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, thuộc Chính phủ; chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quy định khoảng cách cụ thể từ trụ sở cơ quan đến nơi công tác các cán bộ trên được bố trí ôtô. |
Theo Cẩm Văn Kình
Tuổi Trẻ