Xe chữa cháy cũ, sử dụng kém hiệu quả chiếm hơn 50%

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc phiên họp
(PLVN) - Hàng loạt câu hỏi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) được đặt ra đối với cơ quan quản lý khi cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018”.

Đáng chú ý, theo báo cáo giám sát, ngân sách đầu tư cho công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; Tỷ lệ xe chữa cháy đã cũ, sử dụng kém hiệu quả chiếm tới hơn 50%; việc trang bị xe thang, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ còn hết sức hạn chế.

Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy

Trình bày Báo cáo kết quả giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Võ Trọng Việt, Trưởng Đoàn giám sát cho biết, từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỉ đồng và 6.462 ha rừng.

Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2 tỉ đồng và 1.615,5 ha rừng. Trung bình mỗi ngày xảy ra 9 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỉ đồng và 5,3 ha rừng.

Theo ông Việt, giai đoạn 2014 - 2018, lực lượng chức năng đã điều tra làm rõ nguyên nhân 11.277 vụ cháy (chiếm 85,76%); tiến hành khởi tố điều tra, truy tố, xét xử hình sự 66 vụ án với 43 bị can; xử phạt trên 98.000 trường hợp vi phạm với số tiền 206 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động 1.956 trường hợp, tạm đình chỉ hoạt động 2.720 trường hợp.

Ông Việt cũng cho hay, giai đoạn giám sát, toàn quốc đã thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 58.504 dự án, công trình; tổ chức nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy cho 29.230 dự án, công trình.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 2.662 công trình có nguy hiểm về cháy, nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy. Tính đến tháng 7.2018, còn 110 công trình chung cư, nhà cao tầng đã được chủ đầu tư đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy.

Đáng lưu ý, theo ông Việt, giai đoạn 2014 - 2018, ngân sách đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khoảng 8.341 tỉ đồng là không đáp ứng được yêu cầu thực tế. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy toàn quốc được trang bị tổng cộng 2.227 xe các loại, 922 máy bơm chữa cháy, 211 xuồng, ca nô chữa cháy, 42 mô tô chữa cháy, cứu hộ… Tuy nhiên, số lượng phương tiện được trang bị chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Tỷ lệ xe chữa cháy đã cũ, sử dụng kém hiệu quả chiếm tới hơn 50%; việc trang bị xe thang, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ còn hết sức hạn chế.

Có nên dùng trực thăng cứu hỏa?

Nêu ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cháy chợ, cháy rừng đang xảy ra rất nghiêm trọng. Đoàn giám sát đã nhận thấy công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn chậm, hoặc có thì không phù hợp với quy định của Luật PCCC vậy cần liệt kê gồm những văn bản nào chưa phù hợp để bổ sung thêm cho phù hợp với Luật PCCC.

Theo ông Thanh, dù công tác tuyên truyền PCCC đã quán triệt xuống nhiều địa phương, nhiều nơi đã có cách làm hay nhưng hiệu quả chưa cao. Nhất là kỹ năng của người dân khi xảy ra cháy thì không biết thoát hiểm thế nào, còn người hiểu là chủ đầu tư, doanh nghiệp lại không nghiêm túc thực hiện phòng cháy, chữa cháy.

Nhưng điều được ông Thanh quan ngại nhất chính là thiết bị phục vụ cho công tác PCCC có 50% thiết bị cũ trên 20 năm, khi xảy ra cháy không vận hành chữa cháy được.

Từ thực tế hiện có nhiều nhà cao tầng trên 75m khi xảy ra cháy thang của xe chữa cháy chưa thể vươn tới được và đây là vấn đề nguy hiểm, ông Thanh đặt vấn đề: Còn 2.662 các công trình đưa vào hoạt động nhưng chưa thẩm duyệt PCCC, hay 110 chung cư người dân đã vào ở mà chưa nghiệm thu về PCCC, vậy khi xảy ra cháy trách nhiệm thuộc về ai thì phải chỉ rõ trách nhiệm. Ông Thanh cũng đề xuất tính đến phương án dùng trực thăng chữa cháy.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có nhiều khu dân cư trong nội đô với mật độ người rất đông. Trong khi nhiều nhà còn cải tạo, cơi nới dây điện chằng chịt. Chưa kể ngõ ngách nhỏ, người và xe máy tránh nhau khó nên khi cháy thoát cũng khó, lực lượng chữa cháy cũng khó mà vào được.

“Khi xảy ra cháy thì sẽ xử lý như thế nào? Cho nên có thể tính đến dùng trực thăng để chữa cháy, chỉ cần có nơi cho trực thăng đậu, nếu đậu trên cao mà phun nước chữa cháy sẽ hiệu quả hơn”, ông Chiến bày tỏ.

Đặt ra hàng loạt câu hỏi với công tác PCCC, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình băn khoăn: “Công tác PCCC trong chung cư như thế nào? Hay trường học có 20 triệu học sinh thì công tác PCCC tại các trường này như thế nào trong khi kỹ năng thoát hiểm của các cháu rất yếu. Vậy trách nhiệm Nhà nước như thế nào trong vấn đề này? Các tòa nhà xây dựng xong mà không đảm bảo an toàn về PCCC thì trách nhiệm thuộc về ai trong khi đây là vấn đề liên quan đến an toàn cuộc sống, sinh mạng của người dân?

Về đề nghị dùng trực thăng chữa cháy, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khẳng định, việc dập lửa khi xảy ra cháy, nếu cần huy động trực thăng chữa cháy thì quân đội sẵn sàng huy động ngay. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, không phải tình huống nào đưa trực thăng chữa cháy cũng hiệu quả.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, hiện nay chưa có thang chữa cháy nào cao đến hết các tòa nhà siêu cao tầng, mà các tòa nhà này phải thiết kế tầng chống cháy. Hai là, dùng trực thăng phải dùng chất gì chứ không thể dùng nước được, vì như thế không hiệu quả.

Phát biểu bế mạc Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/8, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, sau 1 tuần làm việc khẩn trương nghiêm túc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên họp thứ 36, tập trung cho ý kiến về một số nội dung trình Quốc hội và xem xét các vấn đề thuộc thẩm quyền. Trong đó đã tổ chức thành công giám sát chuyên đề và tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện các cơ quan tổ chức hữu quan đã tích cực thảo luận, phân tích vấn đề từ nhiều khía cạnh, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng đối với các nội dung được xem xét tại phiên họp…

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.