Xây dựng văn hóa học đường: Cần bắt đầu từ đạo đức nhà giáo

Văn hóa học đường cần thay đổi theo hướng “trường học hạnh phúc”. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Văn hóa học đường cần thay đổi theo hướng “trường học hạnh phúc”. (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những ngày qua, liên tiếp xảy ra các vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, có lời nói và hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực đối với học sinh, gây bức xúc dư luận xã hội.

Những sự việc đáng tiếc

Tối 1/10, một đoạn clip được chia sẻ trên mạng cho thấy hình ảnh thầy giáo đứng trên bục giảng, chỉ tay vào mặt và mắng một học sinh nam với nhiều từ ngữ không chuẩn mực. Sự việc được cho là xảy ra tại lớp 10 một trường THPT trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội. Ngay sau khi sự việc được phản ánh, nhà trường đã mời cơ quan Công an vào cuộc xác minh và cho biết sẽ xử lý nghiêm trên tinh thần không dung túng, bao che cho sai phạm.

Ngày 4/10, một nữ sinh tử vong sau khi rơi xuống đất từ tầng 8 chung cư P.H, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang. Nạn nhân là học sinh lớp 9 Trường THCS Bùi Thị Xuân. Trước khi qua đời, nữ sinh để lại lá thư và những dòng tin nhắn gửi người thân và bạn bè. Trò chuyện với bạn thân, nữ sinh kể đã bị mọi người đổ oan về hành vi ném bóng vào mặt bạn nữ cùng lớp khiến bạn này phải đi khám bệnh. Mặc dù đã giải thích với bạn nữ và thầy giáo chủ nhiệm rằng mình không ném bóng vào mặt bạn nhưng mọi người không tin. Thậm chí, thầy giáo còn gí khăn lau bảng vào mặt nữ sinh và yêu cầu em lên dãy bàn đầu ngồi. Việc này gây cho em áp lực và lo lắng.

Sau sự việc, Trường THCS Bùi Thị Xuân đã tổ chức kiểm điểm đối với giáo viên chủ nhiệm của nữ sinh. Theo giải trình, người thầy cho biết có yêu cầu em này xin lỗi bạn cùng lớp để khép lại sự việc. Tuy nhiên, sau đó mâu thuẫn giữa các em học sinh này vẫn chưa kết thúc. Nhưng người thầy khẳng định không có hành vi gí khăn lau bảng vào mặt học trò.

Cũng trong những ngày qua, tại Trường THCS - THPT Đông Du (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), nhiều học sinh bị kiểm tra cặp, soát người mới được vào lớp. Hiện Hiệu trưởng ngôi trường này đã có thông báo dừng việc trên và kêu gọi, mong muốn cha mẹ học sinh hiến kế cho trường giải pháp để bảo đảm an toàn mà không phải lục cặp, soát người học sinh.

Nhiều ý kiến cho rằng, những hành vi lệch chuẩn trên không nên xuất hiện trong nhà trường. Theo đó, cả 2 giáo viên xuất hiện trong các clip trên đều bị đình chỉ giảng dạy và chờ kết luận xử lý, một thầy giáo đã xin thôi việc. Sự việc không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý của học sinh mà còn gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức nhà giáo, nỗi ám ảnh của học sinh về sự nóng giận, sự lạnh lùng trong chính môi trường học đường… Và đáng buồn, trên đây chỉ là một số trong nhiều vụ việc bạo lực giữa giáo viên với học sinh đã xảy ra trong ngành Giáo dục.

Sản phẩm giáo dục là nhân cách con người

Theo nghiên cứu của Học viện Quản lý Giáo dục, gần 60% giáo viên có biểu hiện stress trong công việc, 35 - 40% có những dấu hiệu rối loạn lo âu liên quan đến công việc và một tỷ lệ nhỏ hơn giáo viên có biểu hiện ban đầu của trầm cảm. Tuy nhiên, tham vấn tâm lý học đường đang chủ yếu giải quyết các vấn đề của học sinh mà hầu như bỏ quên thầy cô. “Trường học hạnh phúc” chỉ được tạo lập khi cả thầy và trò thực sự được yêu thương, chia sẻ.

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu Đánh giá Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, dù ngành Giáo dục đã làm nhiều biện pháp nhưng vẫn xảy ra các vụ việc trên, cho thấy từ sự chuẩn bị để giáo viên nhận thức được đến hành động đúng vẫn có khoảng cách. Trong bối cảnh xã hội và các mục tiêu giáo dục hiện nay có sự thay đổi thì văn hóa trường học cũng phải thay đổi theo hướng xây dựng mô hình “trường học hạnh phúc”. Giáo viên cần chuẩn bị tâm lý, kỹ năng để những sự việc bạo lực cả về thể chất, tinh thần với học sinh không xảy ra. Nếu giáo viên vẫn giữ mô típ cũ, coi việc phải làm thế học sinh mới ngoan hơn thì đó là sai lầm. Đã đến lúc cần thay đổi phương thức giáo dục mới.

Bước vào năm học mới, chia sẻ quan điểm về xây dựng “trường học hạnh phúc”, đẩy mạnh văn hóa học đường, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, một ngôi trường hạnh phúc trước hết phải do giáo viên, học sinh và phụ huynh cảm nhận. Về phía ngành Giáo dục, việc quan trọng đầu tiên là làm thế nào để thúc đẩy môi trường văn hóa học đường. Văn hóa học đường coi trọng tính gương mẫu của người thầy, coi trọng phát triển nhân cách, đạo đức, phẩm chất tinh thần của người học. Đặc biệt, văn hóa học đường đòi hỏi vai trò mẫu mực của nhà giáo. Theo đó, muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực để dẫn dắt học sinh. Một trường học có văn hóa không thể có bạo lực. Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Ở đó, cần chú trọng dạy người cùng với dạy chữ.

Bộ GD&ĐT đang cho rà soát, làm mới Bộ Quy tắc ứng xử trong trường học để phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, để có văn hóa học đường và “trường học hạnh phúc”, trước hết phải thực hiện thật tốt việc dạy và học chuyên môn. Thầy phải dạy tốt, trò phải học tốt.

Còn theo ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT, giáo viên có hành vi lệch chuẩn là việc đáng buồn với ngành Giáo dục. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là xem xét và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định pháp luật, quy định của ngành sau khi đã tìm hiểu rõ nguyên nhân. Nghề giáo là nghề đặc biệt, sản phẩm giáo dục là nhân cách của con người. Vì vậy, Bộ luôn chú trọng vấn đề đạo đức của nhà giáo. Luật Giáo dục trước đây và Luật Giáo dục năm 2019 đều có quy định điều kiện để trở thành giáo viên, đó phải là người có đạo đức tốt.

Mới đây, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự án Luật Nhà giáo vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). Luật sẽ có những quy định về một số người không được tuyển dụng làm nhà giáo nếu đã từng có các hành vi vi phạm như: có hành vi bạo lực, cố ý gây thương tích cho người khác; hành vi xâm hại tình dục, ngược đãi cha mẹ… Điều này nhằm tránh nguy cơ có thể phát sinh hành vi lệch chuẩn.

Trong Luật Nhà giáo, dự kiến có nội dung bảo vệ nhà giáo khi sử dụng các biện pháp giáo dục tích cực để bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. Nếu chỉ quan tâm đến thực hiện đạo đức mà không chú ý đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong nhà trường thì hiệu quả giáo dục sẽ không được như mong muốn…

Đọc thêm

Sỹ tử lớp 12 quyết tâm đạt kết quả thi tốt nhất

Trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh “quay cuồng” tham gia hàng loạt kỳ thi để mong có một suất vào đại học sớm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2024. Đây là năm cuối cùng thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2006, dự kiến năm sau có nhiều thay đổi. Điều này khiến các “sĩ tử” quyết tâm đạt được kết quả tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.