Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN: Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.
(PLVN) - Trong những năm qua sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy được cả vai trò của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân.

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam gần một trăm năm qua chứng minh, chỉ có Đảng Cộng sản mới có đủ uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước và không có một lực lượng chính trị nào có thể thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng đối với đất nước được thực hiện thông qua hệ thống chính trị, nhưng quan trọng nhất và chủ yếu là thông qua chính quyền nhà nước, hay nói một cách khác là Đảng thông qua Nhà nước để thực hiện sự lãnh đạo của mình. Từ đó cho thấy, Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, chính vì phù hợp với thực tiễn nên Đảng lãnh đạo Nhà nước mang tính tất yếu khách quan.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản luôn giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước từ khi giành được chính quyền cho đến nay và sẽ còn tiếp tục lâu dài về sau. Đảng và Nhà nước là hai chủ thể trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Chủ thể thứ ba chính là nhân dân – với tư cách là chủ nhân thực sự của đất nước. Ba chủ thể này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau và về nguyên tắc là có lợi ích hoàn toàn thống nhất với nhau.

Nhà nước mà chúng ta hiện nay đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về bản chất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tức là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, bản thân Nhà nước cũng phải tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo pháp luật còn Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng chủ trương, đường lối. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cụ thể hóa thành pháp luật, chính sách… để thực hiện trong toàn xã hội.

TS Đinh Văn Thụy.

TS Đinh Văn Thụy.

Trong những năm qua sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy được cả vai trò của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Điều này đã được Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định: “Ban hành và thực hiện nhiều quy định bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc pháp quyền, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước”. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cũng còn một số hạn chế nhất định, “phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả chưa cao”; vẫn còn tình trạng thiếu thống nhất giữa Đảng và Nhà nước trong một số nội dung cụ thể, “có nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng”.

Lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu hoạt động

Để Đảng lãnh đạo Nhà nước đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, thiết nghĩ cần phải tập trung thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, nhận thức sâu sắc và kiên trì thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Thực tiễn Việt Nam những năm qua chứng minh đây là cơ chế tối ưu nhằm ổn định và phát triển đất nước, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Trong quá trình vận hành cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, phải phát huy một cách đồng bộ, hài hòa cả ba chủ thể, tức là cùng với việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, cần chú trọng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân cần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, “thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước”.

Hai là, đảm bảo sự thống nhất giữa đường lối, chủ trương của Đảng với pháp luật, chính sách của Nhà nước. Điều này đòi hỏi trong quá trình hoạt động, Đảng và Nhà nước phải luôn luôn lấy “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu, thực hiện đúng như tinh thần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng là “mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”. Để thực hiện được như vậy, đòi hỏi cả Đảng và Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động một cách khoa học, tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, gần dân, thân dân, không ngừng hoàn thiện để thực sự trong sạch, vững mạnh.

Trong Đảng và Nhà nước phải quy tụ được đội ngũ đảng viên, cán bộ đáp ứng phẩm chất về chính trị, đạo đức, uy tín, năng lực thực tiễn, chuyên môn, nghiệp vụ… nói tóm lại là hội đủ cả “đức” lẫn “tài”, cả “hồng” lẫn “chuyên” để đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân. Khắc phục tình trạng chủ trương, đường lối của Đảng đã có nhưng không đi vào cuộc sống được vì chưa có quy định pháp luật, chưa có chính sách cụ thể để thực hiện.

Ba là, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm nâng cao năng lực cầm quyền lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền, do đó phương thức lãnh đạo của Đảng cũng cần phải đổi mới cho tương thích, phù hợp với Nhà nước pháp quyền. Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng bản thân Đảng, cán bộ lãnh đạo của Đảng, các tổ chức Đảng cũng phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quyền lực Nhà nước pháp quyền XHCN là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đảng lãnh đạo Nhà nước phải lãnh đạo cả trên ba phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Đối với lập pháp, phải xây dựng được một hệ thống pháp luật phản ánh được ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động một cách đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiện đại, tiến bộ, dễ áp dụng. Đối với hành pháp, phải xây dựng được một nền hành pháp tinh gọn, nhanh nhạy, thực thi hiệu quả pháp luật và các chương trình, kế hoạch mà cơ quan lập pháp đã đề ra nhằm kiến tạo phát triển vì nước vì dân. Đối với tư pháp, phải xây dựng được một nền tư pháp công minh, chính trực, thượng tôn pháp luật, giàu tính nhân văn, “thấu tình đạt lý”, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, người dân, doanh nghiệp giải quyết những vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm đảm bảo kỷ luật, kỷ cương và pháp chế xã hội chủ nghĩa, qua đó góp phần tạo ra môi trường lành mạnh cho mọi thành viên xã hội tích cực đóng vào sự phát triển chung của đất nước.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước cần tránh khuynh hướng cực đoan là Đảng bao biện làm thay Nhà nước, khuynh hướng này dẫn tới không phát huy được hết vai trò, chủ động, sáng tạo của Nhà nước, đồng thời dẫn tới nguyên tắc pháp quyền không được đảm bảo. Hậu quả là cả Đảng và Nhà nước đều hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, dẫn tới cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” vận hành không đạt hiệu quả như nhân dân mong muốn.

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.