Xây dựng tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia hòa bình bền vững, đảm bảo an ninh

Việc phát triển kinh tế giao thương giữa Việt Nam - Campuchia là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Việc phát triển kinh tế giao thương giữa Việt Nam - Campuchia là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
(PLVN) - Sáng 29/5, tại TP Hà Tiên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao và Tỉnh ủy Kiên Giang phối hợp tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền kết quả công tác quản lý biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia năm 2019. 

Nhiều vấn đề trọng tâm về quản lý, phân giới cắm mốc, phát triển thương mại giữa hai nước được các đại biểu quan tâm. Ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì hội nghị.

Thành phần tham dự là các sở, ngành, các đồn biên phòng biên giới trên đất liền của tỉnh Kiên Giang. Với nhiều nội dung chủ đạo, ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng Ban chỉ đạo phân giới cắm mốc tỉnh Kiên Giang thông qua một số nét về tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, giao thương giữa Kiên Giang với nước bạn trong thời gian qua.

Ông Nguyễn Minh Tâm, Vụ trưởng Vụ Lào – Campuchia, Ban đối ngoại Trung ương khẳng định: “Phương hướng hợp tác trong thời gian tới là nâng cao nhận thức và tầm quan trọng chiến lược, ý nghĩa sống còn của quan hệ Việt Nam – Campuchia đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; nắm vững và triển khai thực hiện đúng các quan điểm, nguyên tắc, phương châm chỉ đạo của Đảng, nhà nước ta; chủ động triển khai hợp tác với Campuchia, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, thiết thực và hiệu quả; giải quyết một cách căn bản các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ giữa hai nước”.

Ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Riêng về lĩnh vực biên phòng, Đại tá Phạm Xuân Diệu, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên Phòng cho biết: “Công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng biên giới Việt Nam – Campuchia và những yêu cầu đặt ra với chính quyền nhân dân tỉnh trước yêu cầu tình hình mới. Đáng chú ý là an ninh, trật tự xã hội nhiều nơi trong khu vực biên giới đất liền đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhất là các hoạt động của bọn tội phạm buôn lậu, ma túy, khai thác vận chuyển lâm thổ sản quý hiếm cũng như hoạt động casino – tổ chức đánh bạc chuyên nghiệp”.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ biên giới phía Tây, Ủy ban biên giới quốc gia khẳng định: “Bộ Ngoại giao đặt ra những vấn đề trong công tác phân giới cắm mốc và quản lí biên giới tuyến Việt Nam – Campuchia trong tình hình mới là tuyên truyền một cách rộng rãi, công khai minh bạch về quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước trong thời gian qua để dư luận nhận thức đúng, đầy đủ về kết quả giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền mà hai nước đã đạt được dưới góc độ thật sự khách quan, khoa học”.

Riêng về vấn đề phát triển thương mại biên giới tuyến Việt Nam – Campuchia, ông Nguyễn Đương Kiên, Phó trưởng phòng Đông Nam Á, Nam Á và hợp tác khu vực, Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi, (Bộ Ngoại giao) cho rằng: “Trong năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 23,76% so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu từ nước ta sang Campuchia đạt 3,74 tỷ USD, mục tiêu kim ngạch thương mại song phương mà hai nước đã giao là 5 tỷ USD vào năm 2020”.

Phát biểu chỉ đạo, ông Bùi Trường Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định: “Hiện tại hai nước Việt Nam – Campuchia đã phân giới cắm mốc được khoảng 84% đường biên giới đất liền kéo dài từ tỉnh Kon Tum đến tỉnh Kiên Giang và hai bên đang cùng nhau nỗ lực pháp lý hóa, ký kết hai văn kiện ghi nhận toàn bộ khối lượng phân giới cắm mốc đã đạt được trong quý II/2019”. 

Riêng với Kiên Giang, với đường biên giới chung khoảng 57km, các tổ chức cá nhân cần đảm bảo tốt an ninh trật tự, phát triển kinh tế không bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc kích động nhân dân, góp phần cùng các tỉnh trong toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia xây dựng một đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác phát triển bền vững.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...