Xây dựng thương hiệu để trái cây Việt khẳng định vị thế

Xây dựng thương hiệu trái cây Việt để khẳng định vị thế nông sản nước nhà. Ảnh minh họa: IT
Xây dựng thương hiệu trái cây Việt để khẳng định vị thế nông sản nước nhà. Ảnh minh họa: IT
(PLVN) - Đóng góp mỗi năm gần 1 tỷ USD trong kim ngạch xuất khẩu (XK) mặt hàng rau củ quả. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cho trái cây Việt vẫn còn đang bị bỏ ngỏ…

Vươn lên thành mặt hàng xuất khẩu “tỷ đô”

Theo báo cáo từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (CB&PTTTNS), Bộ NN&PTNN, hết nửa đầu năm 2019, hoa củ quả XK đem về hơn 2 tỷ USD. Mặt hàng này trở thành một trong những mũi nhọn chủ lực XK nông sản của nước ta, cùng với thủy sản, đồ gỗ... giúp ngành nông nghiệp XK đạt 26,6 tỷ USD. Các loại trái cây chính phục vụ XK gồm dứa, vải, chôm chôm, thanh long, xoài, dừa, bưởi, dưa chuột… với các thị trường chính là EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nga, Singapore. 

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục CB&PTTTNS, sau năm 2010, trái cây Việt Nam vốn trước đó chỉ XK lẻ tẻ và đáp ứng thị trường trong nước thì nay đã trở thành mặt hàng ưu tiên XK. "Chúng ta mất 10 năm đàm phán và hoàn thiện các thủ tục để quả xoài Việt Nam có mặt tại Mỹ là một quá trình bền bỉ và nỗ lực từ cả các cơ quan chức năng lẫn các doanh nghiệp (DN) XK. Và mới đây, quả nhãn tìm được thị trường mới là Úc cho thấy những hướng đi đúng và bắt đầu thu được những kết quả tốt từ trái cây" - ông Toản nhận định.

Ông Toản cho rằng, xu thế hiện nay, người tiêu dùng trong nước chuộng hoa quả nội bởi chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đã được đảm bảo. Nhận định này hoàn toàn trùng khớp với khảo sát mới đây của Tập đoàn Central Group Việt Nam khi tiến hành tại các chuỗi bán lẻ trong nước. Các sản phẩm trái cây đặc sản trong nước, thông qua các kênh kết nối và tiêu thụ đã dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Từ đây, trái cây Việt Nam có xu hướng lấn át trái cây nhập khẩu (NK) ngay tại thị trường trong nước.

Trong khi đó, về chế biến, Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy chế biến rau quả với thiết bị hiện đại NK từ các nước EU, Mỹ , Nhật…. Sản phẩm chính là đồ hộp, đông lạnh, nước quả cô đặc, sấy khô. Các nhà máy đang áp dụng BRC, HACCP… Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNN Nguyễn Xuân Cường, nếu làm tốt khâu chế biến, mở rộng thị trường mới cho trái cây Việt Nam sẽ tạo ra dư địa lớn để phát triển về lâu dài… 

Thương hiệu trái cây Việt, tại sao không?

Trả lời Báo PLVN, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau củ quả Việt Nam (Vinafruit) cho rằng, việc xây dựng thương hiệu trái cây Việt là việc nên làm bởi như vậy sẽ khẳng định được vị thế của trái cây Việt Nam nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung khi chúng ta đẩy mạnh XK và hướng ra các thị trường lớn.

"Nhiều thị trường nhập trái cây Việt nhưng thực chất chỉ là những công ty nhỏ rồi lại bán cho công ty lớn hơn. Điều này khiến XK trái cây Việt qua trung gian mất đi nguồn thu lớn. Hơn nữa, trái cây Việt Nam có nhiều đặc sản, việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp chúng ta tiếp cận cách làm khác, thị trường lớn để tăng doanh thu"- ông Nguyên phân tích.

Ông Nguyễn Như Cường - quyền Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNN cho biết, hiện cả nước có gần 1 triệu ha trồng cây ăn quả, với sản lượng khoảng gần 10 triệu tấn mỗi năm. "Đây là dư địa lớn, cũng là nguồn cung lớn cho XK trái cây Việt Nam", ông Cường khẳng định và cho rằng cần thiết phải xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam trên nền tảng nước ta giàu tiềm năng về cây ăn quả, đất nước trải dài với nhiều tiểu vùng khí hậu nên rất nhiều trái cây ngon, chất lượng. 

Ông dẫn chứng, quả thanh Long của tỉnh Bình Thuận, quả vải thiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là những trái cây “không thể lẫn đi đâu được”, trồng ở vùng khác không thể nào ngon bằng. "Chúng tôi đã từng khảo sát, nhiều thương lái, công ty yêu cầu đích danh hoa quả tại vùng đó mới nhập hàng, nên khi có thương hiệu chúng ta sẽ có rất nhiều điều kiện để tiếp cận các bạn hàng lớn, thị trường lớn, tốt cho cả DN lẫn người nông dân", ông Cường nói.

Bà Đinh Kim Nhung (Phó Giám đốc Công ty TNHH Kim Nhung, Đồng Tháp) cho biết, khi có thương hiệu trái cây Việt, DN ý thức được cần phải làm theo quy trình, bài bản để sản phẩm XK không chỉ đạt chất lượng mà còn góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam. 

Trong khi đó, đại diện Công ty Chánh Thu, một trong những DN lớn XK trái cây tại Bến Tre cũng cho rằng, hiện tại, Công ty đã ký cam kết với các nhà vườn từ giống, quy trình, tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap nên khi có thương hiệu trái cây Việt, sẽ tạo kích thích cho cách làm chuẩn, liên kết chuỗi và tăng giá trị trái cây Việt Nam. 

Tổng Thư ký Vinafruit cho rằng, người tiêu dùng cả trong và ngoài nước chính là những đánh giá tốt nhất đối với bất kỳ sản phẩm nào, chứ không chỉ riêng trái cây. 

"Việc xây dựng thương hiệu trái cây Việt Nam là điều nên làm, cần khung tiêu chuẩn như thế nào cần có thời gian để các cơ quan chức năng ngành nông nghiệp sớm hoàn thiện. Khi có rồi sẽ tạo ra sự cạnh tranh làm tốt giữa các công ty, DN không chỉ XK mà hướng đến cả thị trường trong nước. Đây là một điều tốt và bền vững trong tương lai", ông Nguyên nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trao giải Vàng giải thưởng Make in Viet Nam 2024. (Ảnh: T. Anh)

71 sản phẩm nhận giải thưởng Make in Viet Nam 2024

(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI tổ chức tại Hà Nội ngày 15/1, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố và trao Giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2024 cho 71 giải pháp công nghệ số xuất sắc.

Đọc thêm

Những lưu ý việc đổi tiền mới lì xì đầu năm

Luật sư Long cho biết, hành vi đổi tiền hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng internet thì đều vi phạm pháp luật.
(PLVN) - Đa phần, tiền được lựa chọn để lì xì vào dịp Tết đến xuân về là tiền mới và lẻ với ngụ ý “Đầu năm nhận tiền lẻ, cuối năm tiền dư”. Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng là tiền không phải là hàng hóa nên sẽ không được mua bán, thu, đổi để hưởng chênh lệch. Nếu các cá nhân, tổ chức thu, đổi nhằm hưởng chênh lệch để chiếm lợi thì được xác định là hành vi vi phạm quy định về thu, đổi tiền.

'Sốt' dịch vụ đổi tiền lì xì Tết, 'chợ đen' sôi động với đủ loại tiền lạ

Bất chấp quy định, dịch vụ đổi tiền mới vẫn "nóng" trước thềm Tết Nguyên đán 2025.
(PLVN) - Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đổi tiền mới để lì xì tăng cao, khiến các dịch vụ đổi tiền “chợ đen” trở nên sôi động. Tuy nhiên, dịch vụ này tiềm ẩn không ít rủi ro, từ việc mất phí “cắt cổ” đến nguy cơ bị lừa đảo, nhận phải tiền giả. Người dân cần tỉnh táo để tránh “tiền mất tật mang” trước thềm năm mới.

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe

VinFast lập kỷ lục bàn giao hơn 20.000 ô tô điện trong tháng 12/2024, lũy kế cả năm hơn 87.000 xe
(PLVN) - VinFast công bố đã bàn giao hơn 20.000 xe trong tháng 12/2024 tại thị trường Việt Nam, đạt doanh số chưa từng có trong lịch sử thị trường ô tô nội địa, đưa tổng lượng ô tô đã bàn giao của cả năm chỉ riêng tại Việt Nam lên hơn 87.000 xe. Với kỷ lục vượt trội, VinFast chính thức vượt mục tiêu doanh số đã đề ra, củng cố vững chắc vị thế hãng xe số 1 Việt Nam.

Thị trường đồ uống, bánh kẹo vẫn trầm lắng…

Các mặt hàng đồ uống được bày ở các vị trí dễ thấy nhất. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những mặt hàng được người tiêu dùng mua sắm nhiều nhất cho Tết Nguyên đán gồm thực phẩm, đồ uống, thời trang và sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, trong đó thị trường đồ uống, bánh kẹo ngày càng đa dạng, đáp ứng đông đảo nhu cầu của người dùng.

Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử

Ford Ranger đạt kỷ lục 12 năm liên tiếp dẫn đầu phân khúc bán tải tại thị trường Việt Nam
(PLVN) -  Năm 2024, Ford Việt Nam đạt kỷ lục bán hàng cả năm cao nhất trong lịch sử với 42,175 xe bán ra trong một năm, tăng 10% so với năm 2023. Trong đó các dòng xe Ranger, Everest và Territory cũng lần lượt đạt kỷ lục bán hàng trong năm, Transit chứng kiến sự tăng trưởng tích cực với việc ra mắt phiên bản hoàn toàn mới.

Bứt phá trong chuyển đổi số ở Quảng Ninh

Công an Quảng Ninh tặng điện thoại thông minh và hỗ trợ Nhân dân cài đặt ứng dụng VNeID.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra quyết tâm sẽ trở thành mô hình mẫu về chuyển đổi số toàn diện cấp tỉnh trên cả 3 trục chính là Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Theo đó, năm 2024, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về chuyển đổi số đều được tỉnh Quảng Ninh quyết tâm, quyết liệt thực hiện và thu về những kết quả khả quan.

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu

Xe bay đầu tiên trên thế giới ra mắt toàn cầu (Ảnh: XPENG AEROHT)
(PLVN) - XPENG AEROHT, công ty hàng đầu Châu Á về ô tô bay, đã gây tiếng vang tại CES 2025 với màn ra mắt quốc tế của "Land Aircraft Carrier" - chiếc xe bay lai đầu tiên trên thế giới có thể được sản xuất hàng loạt. Với hơn 3.000 đơn đặt hàng, sản phẩm này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành giao thông trong tương lai gần.

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan

Long An: Tăng cường kết nối thương mại Việt Nam và Ba Lan
(PLVN) -  Ngày 9/1, tại Khu dân cư Nam Long Waterpoint, Bến Lức, Long An đã diễn ra Chương trình xúc tiến thương mại xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại thị trường Ba Lan.