Xây dựng quy định về khai thác thông tin viễn thám: Tưởng “mở” mà chưa “mở”

(PLO) - Theo ý kiến các chuyên gia, xây dựng quy định về cơ chế tiếp cận thông tin viễn thám được đề xuất tại Dự thảo Nghị định về hoạt động viễn thám cần làm rõ cách thức để thuận tiện cho các chủ thể tiếp cận và khai thác thông tin.

Theo quy định tại Điều 30 Dự thảo thì thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám được chia thành 03 loại, trong đó 2 loại thuộc phạm vi bí mật Nhà nước (độ Mật và Tối mật), và 01 loại Thông tin được công bố và cung cấp rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo nhu cầu sử dụng.

Đối với loại thông tin “không Mật” này, Dự thảo quy định tiếp cận rộng,  không hạn chế chủ thể tiếp cận. Các chuyên gia pháp luật và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rằng, quy định về cơ chế tiếp cận đối với loại thông tin này của Dự thảo là hợp lý, phù hợp với tính chất của thông tin và nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội đối với các thông tin này. Tuy nhiên, cách thức thiết kế các quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm viễn thám loại này tại Dự thảo lại chưa hoàn toàn tương ứng với định hướng nêu trên, chưa bảo đảm tính đơn giản, thuận tiện cho việc tiếp cận của các chủ thể và vì vậy cần được cân nhắc, xem xét điều chỉnh, bổ sung. 

Trong văn bản góp ý với Bộ Tài nguyên và Môi trường về dự thảo Thông tư, tổng hợp ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dẫn Điều 26 dự thảo quy định về việc khai thác thông tin, dữ liệu viễn thám trên trang thông tin điện tử. Theo đó, tại khoản 1 Điều này thì để tiếp cận thông tin, dữ liệu viễn thám qua phương thức này, các chủ thể muốn tiếp cận thông tin phải thực hiện “đăng ký” và được cấp quyền truy cập, khai thác thông tin, dữ liệu từ cơ quan cung cấp thông tin dữ liệu.

VCCI cho rằng, quy định này chưa rõ về một số điểm quan trọng. Về tính chất, việc đăng ký này là đăng ký tự động (theo nghĩa bất kỳ chủ thể nào đăng ký đều sẽ được chấp nhận và được cấp quyền) hay có điều kiện? Theo tính chất của loại thông tin thì có thể hiểu đây là đăng ký tự động, và nếu như thế thì cần phải làm rõ tính chất tự động của việc đăng ký này. 

Hơn nữa, về thủ tục, việc đăng ký này thực hiện ngay trên trang thông tin điện tử hay theo phương thức truyền thống (gửi hồ sơ giấy) và trình tự giải quyết thủ tục thế nào? VCCI cho rằng, vì việc khai thác thông tin, dữ liệu này là trên môi trường điện tử, nên cần quy định rõ thủ tục đăng ký này là được thực hiện trên môi trường điện tử và việc cấp quyền là tự động cũng trên môi trường điện tử, với thời hạn cấp quyền ngắn nhất.

Còn tại Điều 27,  về yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu thông qua hình thức phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu, Dự thảo chưa có quy định về thời hạn mà cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu phải cung cấp thông tin sau khi tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu hoặc sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính (đối với trường hợp phải nộp phí). Đây là nội dung cần được quy định rõ. Thêm nữa, nội dung “Mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu” trong văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin quy định tại điểm c khoản 2 Điều 27 dường như là không cần thiết, vì đây là các thông tin thuộc nhóm được cung cấp công khai, rộng rãi, có nghĩa là việc tiếp cận các thông tin này không tác động đến các lợi ích công cộng. 

Về trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu viễn thám, khoản 1 Điều 29 Dự thảo quy định “không được chuyển thông tin, dữ liệu cho bên thứ ba sử dụng trừ trường hợp được thỏa thuận trong hợp đồng với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, dữ liệu”. Các chuyên gia cho rằng, quy định này dường như chưa hợp lý đối với việc cung cấp thông tin, dữ liệu được công bố công khai, rộng rãi. Vì thế, quy định này bị đề nghị bãi bỏ do việc tiếp cận và sử dụng thông tin không tác động đến các lợi ích công cộng, chủ thể nào sử dụng cũng như nhau, và việc hạn chế lưu chuyển thông tin, dữ liệu này là chưa phù hợp và rất khó để kiểm soát. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024
- Giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần; Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước; Điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Thành lập hai thành phố thuộc tỉnh Bình Dương và Tiền Giang... là chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024

Từ ngày 15/5, giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần; quy định về xét tặng các danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Nói xấu, bôi nhọ người khác bị xử lý như thế nào?

Luật sư Trần Thị Loan
(PLVN) - Bạn Nguyễn Tùng (Bắc Ninh) hỏi: Vừa qua trên các trang mạng xã hội đang lùm xùm về vụ việc của Tiktoker “Vua quạt”. Anh này có hành vi nói xấu và bôi nhọ người khác. Vậy Tiktoker “Vua quạt” có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Vụ công dân tố bị xâm phạm chỗ ở tại Hưng Yên: Công an huyện Yên Mỹ phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm

Vị trí quây bạt bị cho là có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Mỹ vừa ra Quyết định phục hồi giải quyết nguồn tin về tội phạm số 537/QĐ-ĐCSHS-KTMT ngày 16/4/2024 về vụ việc xâm phạm chỗ ở của người khác. Căn cứ phục hồi là Kết luận giám định 215/KL-KTHS(KTS) ngày 7/12/2023 của Phòng Kỹ thuật hình sự, Công an tỉnh Hưng Yên.

Bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Theo đó, thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm và bên nhận chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải báo cáo doanh thu hằng năm.

Một vụ khiếu kiện kéo dài liên quan Khu công nghiệp Xuyên Á (Long An): Hai vấn đề cần làm rõ để sớm giải quyết dứt điểm

Ông Lê (bên trái) và con trai nhiều năm nay đề nghị cơ quan chức năng làm rõ sự việc. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, cơ quan chức năng huyện Đức Hòa và tỉnh Long An đã tổ chức nhiều cuộc làm việc để giải quyết sự việc giữa ông Trần Văn Lê (nguyên Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hạnh Bắc, SN 1945, ngụ ấp Rừng Dầu, xã Mỹ Hạnh Bắc) với Cty CP Ngọc Phong, liên quan việc giải phóng mặt bằng trong quá trình triển khai Khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á.

“Lùm xùm” tại dự án Dinh I Đà Lạt: UBND tỉnh và nhà đầu tư chưa thống nhất được số tiền bồi thường

Toàn cảnh Dinh I nhìn từ trên cao.
(PLVN) - Ngày 25/4/2024, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu Cty CP Hoàn Cầu Đà Lạt ngừng hoạt động khai thác kinh doanh, không tổ chức đón khách tại dự án King Palace (Dinh 1, đường Trần Quang Diệu, TP Đà Lạt). Đây là diễn biến mới nhất liên quan vụ “lùm xùm” tại dự án Dinh I kéo dài nhiều năm nay.

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.