Xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, bảo đảm an ninh trật tự trên quê hương Kinh Bắc

(PLVN) - Để bảo đảm tình hình an ninh trật tự (ANTT), tạo điều kiện cho nhân dân an tâm lao động, sản xuất, thực hiện đề án “Đưa Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Trưởng Công an xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”  đến nay, Công an tỉnh Bắc Ninh đã bố trí 384 đồng chí/74 đơn vị Công an xã, thị trấn, đảm bảo trung bình từ 5,3 Công an chính quy/xã, thị trấn trở lên.

Bố trí công an xã chính quy trên địa bàn tỉnh

Bắc Ninh - quê hương Kinh Bắc với truyền thống văn hóa lâu đời, vùng đất địa linh này có mật độ di tích lịch sử dày đặc với gần 1.300 điểm di tích. Kinh Bắc là nơi tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng như tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, nem Bùi...

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp thu hút nhiều tập đoàn, nhà máy trong và ngoài nước đầu tư hoạt động, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận tới làm ăn, sinh sống, nhờ đó, tình hình kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, việc các khu công nghiệp phát triển và quá trình đô thị hóa nhanh gắn liền với giải phóng mặt bằng, thu hồi đất gặp những khó khăn từ những người dân, tình hình khiếu kiện có chiều hướng phức tạp, đặc biệt, tỉnh Bắc Ninh được xác định là địa bàn trọng điểm về ANTT, tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, tệ nạn ma túy…

Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh trao giấy khen cho cán bộ và nhân dân xã phù lãng trong phong trào toàn dân đảm bảo ANTQ

Đại tá Phạm Văn Lương - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh trao giấy khen cho cán bộ và nhân dân xã phù lãng trong phong trào toàn dân đảm bảo ANTQ

Để bảo đảm tình hình ANTT tạo điều kiện cho nhân dân an tâm lao động, sản xuất, thực hiện đề án “đưa Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Trưởng Công an xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, đến nay, Công an tỉnh đã bố trí 384 đồng chí/74 đơn vị Công an xã, thị trấn, đảm bảo trung bình từ 5,3 Công an chính quy/xã, thị trấn trở lên.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, ban ngành đoàn thể, trong đó vai trò của lực lượng Công an xã chính quy đã làm tốt công tác nắm tình hình, xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ.

Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã xây dựng, nhân rộng được nhiều mô hình, điển hình tiên tiến, phát huy hiệu quả vai trò của quần chúng nhân dân trong tham gia bảo đảm ANTT, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Các mô hình góp phần tích cực đảm bảo ANTT tại cơ sở, tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc, nhất là tại các địa bàn dân cư có nhiều khu công nghiệp, nhà trọ... trọng điểm phức tạp về ANTT.

Nhiều điểm sáng về bảo đảm an ninh, trật tự cơ sở

Qua triển khai mô hình bảo đảm ANTT, từ tin tố giác tội phạm, lực lượng chức năng đã mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm, chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công không để hình thành các băng, ổ nhóm tội phạm có tổ chức, nguy hiểm, các tụ điểm phức tạp.

Qua đó tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội được kiềm chế, liên tục giảm từng năm (năm 2021 đến nay giảm 16,5%, năm 2022 giảm 16%, 9 tháng đầu năm 2023 giảm 2,7%). Tỷ lệ điều tra tội phạm luôn đạt hơn 80%, trong đó các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt hơn 95% (vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh đề ra). Đặc biệt, các vụ án, vụ việc nổi cộm, bức xúc, được dư luận xã hội quan tâm đều khẩn trương được điều tra làm rõ, được cấp ủy, chính quyền, nhân dân đánh giá cao.

Đảng ủy Công an tỉnh chủ động tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo, triển khai hiệu quả Đề án 06, hoàn thành cấp Căn cước công dân; bảo đảm dữ liệu dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”, đồng thời kết nối với Cổng dịch vụ công của tỉnh với hệ thống dữ liệu dân cư quốc gia, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn. Tích cực tham mưu triển khai đồng loạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng “Tỉnh an toàn giao thông”. Công tác PCCC và CNCH được chỉ đạo quyết liệt, nhất là mới đây triển khai xây dựng “Tổ liên gia an toàn PCCC” và “Điểm chữa chữa cháy công cộng” được Bộ Công an lựa chọn là mô hình điểm nhân rộng toàn quốc…

Điển hình như Huyện Quyế võ, tính riêng năm 2023 đã xây dựng mới và ra mắt 17 mô hình phong trào bảo vệ ANTQ: 01 mô hình “hòm thư tố giác tội phạm”; 01 mô hình “Giao ban tình hình ANTT tại thôn, cụm dân cư hàng tháng”, 01 mô hình: “Nhà trọ an toàn”, 14 mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC”, đạt 17/02 mô hình = 850% chỉ tiêu Công an tỉnh giao; nhân rộng 04 mô hình, trong đó, có 01 mô hình được Cụm thi đua và Bộ Công an công nhận, đạt 01/01 mô hình = 100% chỉ tiêu. Tiếp tục duy trì , củng cố phát huy vai trò của 285 mô hình Câu lạc bộ, 26 mô hình dân vận khéo trong CAND.

Đặc biệt, các mô hình Cụm ANTK “Quân và dân một ý trí bảo vệ ANTT”; CLB “Thanh niên tình nguyện phòng, chống tội phạm trên tuyến giao thông”... đã được biểu dương, khen thưởng.

Quần chúng nhân dân giao nộp vũ khí cho Công an xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Quần chúng nhân dân giao nộp vũ khí cho Công an xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của lực lượng Công an và chính quyền cơ sở, nhiều địa phương triển khai được các mô hình tiêu biểu trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ như: “Hòm thư tố giác tội phạm” tại xã Chi Lăng (Quế Võ); “Xã điển hình an toàn về ANTT” tại xã Trung Chính (Lương Tài); “Phường điểm trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội về ma túy và đảm bảo trật tự đô thị” tại phường Suối Hoa (thành phố Bắc Ninh)…

Buổi tập huấn ra mắt Mô hình “Khu dân cư an toàn về PCCC” tại khu Ấp Xá, thôn Thiểm Xuyên, xã Thụy Hòa, tỉnh Bắc Ninh

Buổi tập huấn ra mắt Mô hình “Khu dân cư an toàn về PCCC” tại khu Ấp Xá, thôn Thiểm Xuyên, xã Thụy Hòa, tỉnh Bắc Ninh

Qua đánh giá, lực lượng Công an xã chính quy phát huy tốt vai trò trong công tác bảo đảm ANTT từ cơ sở. Quán triệt quan điểm “an ninh chủ động”, trong công tác bảo đảm an ninh chính trị, Đảng ủy Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chủ động nắm chắc tình hình các địa bàn, chuyên đề, lĩnh vực, từ đó kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền các cấp có biện pháp giải quyết ổn định, không để nảy sinh phức tạp, kéo dài; đảm bảo tốt an ninh chính trị nội bộ, an ninh trên các lĩnh vực; bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của tỉnh… qua 01 năm thực hiện, từ năm 2022 đến nay 80% các xã, phường, thị trấn sạch về ma túy được lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo nhân rộng toàn quốc.

Cần tiếp tục phát huy

Từ các phong trào, mô hình, quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an hàng trăm nguồn tin có giá trị, giúp điều tra khám phá nhiều vụ án, triệt phá nhiều băng, nhóm tội phạm, tệ nạn xã hội, bắt giữ các đối tượng phạm tội. Qua thực tế, xuất hiện nhiều tấm gương quần chúng mưu trí, dũng cảm tấn công, truy bắt tội phạm, bảo vệ tài sản của nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân.

Ông Vũ Văn Vận - Chủ tịch UBND xã Phù Lãng (huyện Quế Võ), Trưởng ban Chỉ đạo 138 nhận xét: "Công an xã chính quy đã tích cực phát huy tinh thần nòng cốt, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến, thu hút quần chúng tham gia bảo đảm ANTT, phòng chống tội phạm ngay tại địa bàn cơ sở”.

Các mô hình bảo đảm an ninh trật tự đã được triển khai tích cực trên địa bàn tỉnh và ngày càng phát huy hiệu quả khi công an xã chính quy được bố trí trên địa bàn các xã. Các mô hình này cần tiếp tục được nhân rộng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, tạo động lực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân

​Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp": Sân chơi pháp lý thu hút đông đảo người dân
(PLVN) - Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2025) và hướng tới Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, Bộ Tư pháp đã phát động cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về Bộ, ngành Tư pháp" trên phạm vi toàn quốc. Ngay sau thời điểm phát động, Cuộc thi đã tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt.

Phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với chính quyền địa phương một cách đồng bộ, thống nhất

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà giải trình tiếp thu dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Tổ chức chính quyền địa phương (CQĐP) sửa đổi được Quốc hội thông qua sáng 16/6 tại Kỳ họp thứ 9 và được công bố vào chiều 16/6, cùng với Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc vận hành mô hình CQĐP 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Luật đã quy định nhiều nội dung đáng chú ý về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp giữa Trung ương với CQĐP, giữa CQĐP cấp tỉnh với CQĐP cấp xã.