Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại

Trao tặng Cờ thi đua của Hội Nhà báo Việt Nam cho 8 đơn vị đạt danh hiệu tập thể xuất sắc năm 2021.
Trao tặng Cờ thi đua của Hội Nhà báo Việt Nam cho 8 đơn vị đạt danh hiệu tập thể xuất sắc năm 2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đây là nhấn mạnh của ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại Hội nghị triển khai công tác Hội năm 2022 diễn ra chiều qua (16/5).

Song hành, đoàn kết, phát triển cùng với nền báo chí hiện đại

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, thời gian qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông tiếp tục triển khai quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025, xây dựng nền báo chí truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Theo ông Lê Quốc Minh, nền báo chí thế giới đang có những thay đổi toàn diện về cách thức làm báo trong kỷ nguyên công nghệ số. Chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí ở nước ta cũng đang diễn ra sôi động. Hội Nhà báo Việt Nam với vai trò tổ chức xã hội - chính trị - nghề nghiệp của những người làm báo càng cần có sự đổi mới trong hoạt động công tác hội và các hoạt động khác để song hành, đoàn kết, phát triển cùng với nền báo chí hiện đại.

Ghi nhận, biểu dương công sức, thành tích to lớn của Hội Nhà báo Việt Nam, của đội ngũ người làm báo trong thời gian qua, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, Hội nhà báo Việt Nam cần quán triệt sâu sắc, triển khai sâu rộng Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trong hệ thống tổ chức hội, tập trung thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư Trung ương Đảng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hội nhà báo.

Tránh được tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết thi đua khen thưởng diễn ra sáng 16/5, ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, năm 2021, trước hoàn cảnh đại dịch COVID-19, lãnh đạo Hội đã kịp thời chỉ đạo các bộ phận chức năng và các Hội địa phương linh hoạt thích ứng triển khai nhiều hoạt động theo hình thức trực tuyến, đảm bảo duy trì và hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác Hội; hướng dẫn tổng kết và bình xét thi đua, khen thưởng năm 2021 kịp thời, nền nếp và thực chất hơn. Từ đó, nhiều cấp Hội đã chủ động phát động và tổ chức các phong trào thi đua vừa về chuyên môn nghiệp vụ làm báo vừa về các hoạt động vì cộng đồng, qua đó đã xuất hiện nhiều hội viên, nhà báo không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, xung phong trên tuyến đầu chống dịch, tích cực tuyên truyền thông tin các chủ trương, chính sách, giải pháp chống dịch của Đảng, Nhà nước, địa phương…

Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp Hội đã làm tốt vai trò tham mưu cho Lãnh đạo Hội trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thi đua, khen thưởng, giúp các cấp Hội tránh được tình trạng khen thưởng tràn lan, không thực chất; tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, hội viên về vai trò, động lực của công tác thi đua khen thưởng” - ông Trần Trọng Dũng cho biết.

Tuy nhiên, việc triển khai các hoạt động thi đua và phong trào thi đua ở một số cấp Hội còn chậm, còn mang tính hình thức. Việc khen thưởng chủ yếu vẫn còn theo niên hạn, chưa chú trọng khen thưởng đột xuất…

Phát huy kết quả đạt được trong năm 2021, tiếp tục động viên cán bộ, hội viên hăng hái thi đua thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng Đoàn, Ban Thường vụ, Hội đồng Thi đua, khen thưởng Hội Nhà báo Việt Nam phát động phong trào thi đua với phương châm của Đại hội XI “Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”.

Nội dung của phong trào thi đua năm 2022 tập trung bám sát và thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam, triển khai Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 08/4/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam. Đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua gắn với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức của mỗi cán bộ, hội viên về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua khen thưởng…

Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác tuyên truyền, bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch, phục vụ đắc lực nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc; nhằm tạo sự thống nhất trong lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí giữ vững vai trò chỉ đạo, định hướng để báo chí cách mạng thực hiện tốt sứ mệnh, tạo đồng thuận xã hội vì mục tiêu ổn định chính trị, khơi dậy ý thức, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác xây dựng đảng trong cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo.

Tại hội nghị, Hội Nhà báo Việt Nam đã quyết định trao cờ thi đua cho 8 tập thể Hội, tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 17 cá nhân đã có thành tích xuất sắc về nghiệp vụ hoạt động Hội năm 2021; đặc biệt là các hội viên, nhà báo dấn thân vào vùng dịch, các khu cách ly, vùng sâu, vùng xa thực hiện các tác phẩm báo chí sống động, làm lay động lòng người.

Tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác hội năm 2022 diễn ra chiều 16/5, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho biết, để thực hiện thắng lợi các kế hoạch đề ra, Hội Nhà báo Việt Nam đã đưa ra 14 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, trong đó có thể kể đến như: Tuyên truyền, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội sửa đổi, bổ sung; triển khai Chỉ thị 43-CT/TW; Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác quy hoạch báo chí; Triển khai công tác hỗ trợ báo chí chất lượng cao; Tăng cường rèn luyện bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho hội viên, người làm báo; Tăng cường phối hợp với các ban, sở, ngành địa phương quản lý việc sinh hoạt của hội viên là phóng viên cơ quan báo chí thường trú tại các địa phương; Kiện toàn tổ chức Hội, công tác nhân sự Cơ quan Trung ương Hội...

Tin cùng chuyên mục

TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia.

TikTok đối mặt lệnh cấm của ít nhất 20 quốc gia

(PLVN) - TikTok đã bị cấm hoàn toàn hoặc một phần ở ít nhất 20 quốc gia. Các nhà lập pháp lo ngại TikTok trở thành một thế lực xã hội, chính trị và kinh tế có khả năng gây ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí gây xáo trộn…

Đọc thêm

Thị trường lao động dưới tác động của AI

Con người và AI không nhất thiết là đối thủ, mà có thể hợp tác để tạo ra giá trị lớn hơn. (Ảnh: AI)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên toàn thế giới nhưng đồng thời cũng gây ra sự biến đổi lớn trong các xu hướng nghề nghiệp. Ảnh hưởng này đặt ra nhiều thách thức cho lao động trên toàn cầu và cả tại Việt Nam.

Lo ngại về 'căn bệnh toàn cầu mới' do công nghệ

Cuộc cách mạng công nghệ AI đang định hình lại thị trường lao động toàn cầu. (Ảnh: istock)
(PLVN) - Kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang đến những cơ hội đột phá mà còn đặt ra thách thức lớn đối với lực lượng lao động toàn cầu. Nhiều quốc gia đã triển khai nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hỗ trợ họ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sự ổn định xã hội và phát triển bền vững.

Sống trong thế giới AI

Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại một sự kiện. (Ảnh: N.Y)
(PLVN) - Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT, từng là “ngôi sao” công nghệ. Gần đây, ông nổi tiếng với những bài giảng về AI và cách thức làm việc, kinh doanh, ứng xử với người trẻ…

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người

Robot Massage Trung Quốc với kỹ thuật như bàn tay con người (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một robot mới từ Trung Quốc đang gây chú ý khi có thể thực hiện các kỹ thuật massage truyền thống như một chuyên gia thực thụ. Được phát triển bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Giao Thông Thượng Hải và Đại học Khoa học Thượng Hải, robot này hứa hẹn sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và các trung tâm trị liệu.

Khám phá sức mạnh hạ tầng IDC: Nền tảng cho chuyển đổi số quốc gia

VNPT IDC Hoà Lạc - Trung tâm Dữ liệu hiện đại nhất Việt Nam.
(PLVN) - Các trung tâm dữ liệu (Internet Data Center - IDC) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung. Tập đoàn VNPT với hệ thống 8 trung tâm dữ liệu hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu của khách hàng mà còn góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Start-up Trung Quốc sản xuất hàng loạt robot đa năng

Agibot giới thiệu những con robot được sản xuất hàng loạt của mình trong một video. (Ảnh: Agibot)
(PLVN) - Agibot, một start-up về robot của Trung Quốc ra mắt vào tháng 2 năm 2023, đã gây chú ý lớn trong ngành khi thông báo đã bắt đầu sản xuất hàng loạt robot đa năng. Trong khi đó, Tesla – gã khổng lồ xe điện của Mỹ – dự kiến sẽ sản xuất hàng loạt robot hình người vào năm 2026.

Albania cấm TikTok trong vòng 1 năm

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Lệnh cấm nhắm đến việc tăng cường an toàn trong trường học, sau khi một thiếu niên 14 tuổi bị bạn học đâm chết vào tháng 11. Theo truyền thông địa phương, vụ việc bắt nguồn từ những tranh cãi trên mạng xã hội, với các video cổ xúy bạo lực giữa trẻ vị thành niên xuất hiện trên TikTok...

Sáng kiến an ninh mạng vươn tầm quốc tế

Đại tá Nguyễn Tiền Giang, UVBTV, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 86 tặng khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia các cuộc thi, giải thưởng trong nước và quốc tế. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Trước bối cảnh quốc tế đầy biến động, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc trên không gian mạng ngày càng đối mặt nhiều thách thức, từ sự phức tạp của các hệ thống mạng trọng yếu, nguy cơ gia tăng các cuộc tấn công mạng tinh vi đến sự thiếu hụt nguồn nhân lực chuyên môn cao. Thực tế yêu cầu mỗi cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội phải không ngừng nâng cao năng lực, sáng tạo trong cách tiếp cận, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ thế giới, góp phần xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc trên mặt trận số.

Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng toàn cầu

EU thúc đẩy hợp tác xây dựng khả năng phòng thủ mạng hiệu quả trong liên minh. (Ảnh: europeanfiles.eu)
(PLVN) - Kỷ nguyên số hóa đã mở ra một chương mới trong cách các quốc gia vận hành và bảo vệ chủ quyền. Từ việc xây dựng chính phủ số để cải thiện hiệu quả quản lý, đến chuyển đổi số trong quân đội nhằm nâng cao sức mạnh quốc phòng, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh mạng trước các mối đe dọa toàn cầu ngày càng phức tạp.

VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G

VinaPhone 5G phủ sóng 63/63 Tỉnh, thành phố, chú trọng các khu vực trọng điểm về kinh tế xã hội, cung cấp dịch vụ không kèm điều kiện đăng ký gói cước mới.
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Triển khai Kế hoạch năm 2025, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp dịch vụ VinaPhone 5G siêu tốc độ, siêu trải nghiệm.

Diễn tập an ninh mạng quốc gia - đề cao sự phối hợp nhịp nhàng

Các đội diễn tập từ chính những tình huống có thật. (Ảnh: A05)
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn, An ninh mạng quốc gia và kỷ niệm Ngày An ninh mạng Việt Nam, Bộ Công an phối hợp với Hiệp hội An ninh mạng quốc gia lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh mạng quốc gia năm 2024 với chủ đề “Ứng phó khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia”.