Xây dựng Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển của Quốc gia

Xây dựng Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển của Quốc gia
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần hồng Hà vừa ký quyết định 1289/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quy hoạch, phạm vi, ranh giới quy hoạch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Kiên Giang và phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Đầu tư, phát triển theo hướng hiện đại

Mục tiêu đề ra đến năm 2030, Kiên Giang là tỉnh có chất lượng sống cao của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là trung tâm kinh tế biển của Quốc gia. Các TP Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc là tam giác phát triển chính của nền kinh tế đô thị, thương mại và dịch vụ hướng biển, trong đó: TP Phú Quốc là trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới; TP Rạch Giá là thành phố thương mại, dịch vụ xanh; TP Hà Tiên là đô thị di sản. Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống văn minh, hạnh phúc.

Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 7%/năm; tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 29,6%, công nghiệp - xây dựng chiếm 24,7% (trong đó, công nghiệp chiếm khoảng 15,0%), dịch vụ chiếm 41,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 4,6% trong cơ cấu kinh tế tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt 127 triệu đồng, tương đương 4.985 USD; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tăng bình quân 4,7%/năm thời kỳ 2021-2030; tỷ trọng kinh tế số chiếm 25-30% GRDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng dân số bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt 0,17%/năm; tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 2% theo chuẩn hiện hành,...

Sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững. Chú trọng phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường vào sản phẩm.

Phú Quốc là một trong điểm tam giác phát triển chính của nền kinh tế Kiên Giang

Phú Quốc là một trong điểm tam giác phát triển chính của nền kinh tế Kiên Giang

Chú trọng Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp mạnh mẽ theo hướng tăng giá trị kinh tế sản phẩm. Gắn kết sản xuất, thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng; kết hợp với thương mại, dịch vụ logistics, du lịch sinh thái nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Đẩy mạnh hoạt động nuôi biển theo hướng hiện đại, bền vững và gắn với các ngành kinh tế biển khác, bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh. Chú trọng áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và hoạt động của đội tàu khai thác; hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng nghề cá tại các ngư trường, hải đảo.

Phát triển công nghiệp bền vững với công nghệ tiên tiến hợp lý, thân thiện môi trường. Ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ, tiết kiệm tài nguyên và tạo giá trị gia tăng cao. Phát triển nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn, đầu tư theo chiều sâu, trọng tâm là các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng mới và sửa chữa tàu. Hình thành các cụm nhà máy chế biến nông thủy sản gắn với vùng nguyên liệu hàng hóa nông sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Thiết lập môi trường kinh doanh thương mại văn minh, hiện đại đảm bảo đáp ứng với cung cầu thị trường của từng khu vực, từng thời kỳ và nhu cầu cung ứng sản xuất, tiêu dùng của người dân. Đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng đồng bộ các loại hình, cơ sở hạ tầng thương mại theo quy định. Phát triển thương mại điện tử, thương mại biên giới, thương mại quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản có thế mạnh.

Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên, tính độc đáo về văn hóa, con người Kiên Giang; hình thành các sản phẩm đặc thù, xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch của tỉnh. Tăng cường liên kết và hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy phát triển kinh tế biển

Theo Quy hoạch, 4 vùng kinh tế trọng điểm, gồm: Vùng Tứ giác Long Xuyên, Vùng Tây sông Hậu, Vùng U Minh Thượng và Vùng Hải đảo.

Trong đó, Vùng Tứ giác Long Xuyên, bao gồm TP Rạch Giá, TP Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Giang Thành, huyện Hòn Đất và một phần các huyện Tân Hiệp, Châu Thành: Là vùng tập trung phát triển đô thị, kinh tế cửa khẩu và các hoạt động thương mại, dịch vụ giá trị gia tăng, chất lượng cao của tỉnh; tập trung các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ ngành nông và ngư nghiệp, công nghiệp năng lượng; đầu mối giao thương, giao thông đối ngoại của tỉnh; vùng sản xuất nông nghiệp, vùng nuôi biển và bảo vệ môi trường sinh thái biển. Đây là vùng có sự đa dạng trong tổ chức, liên kết các hoạt động kinh tế - xã hội nội tỉnh, liên tỉnh và giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Vùng Tây sông Hậu, bao gồm một phần huyện Tân Hiệp, Châu Thành và toàn bộ huyện Giồng Riềng, Gò Quao: Là vùng tập trung phát triển đa dạng các ngành công nghiệp chế biến nông - thủy sản, các ngành công nghiệp chế tác sử dụng nhiều lao động; là vùng phát triển mạnh về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản.

Vùng U Minh Thượng, bao gồm huyện An Minh, An Biên, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận: Là vùng tập trung phát triển các mô hình nông - lâm - thủy sản kết hợp, cung cấp nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, hậu cần nghề cá, kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp, sinh thái, du lịch văn hóa đặc trưng; vùng bảo tồn cảnh quan, đa dạng sinh học Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Cạnh đó, vùng Hải đảo, bao gồm TP Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải: Là vùng tập trung phát triển mạnh về kinh tế biển, với nhiều hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch biển đảo, với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế; phát triển vùng hải đảo theo hướng sinh thái kết hợp bảo vệ vườn Quốc gia và hệ sinh thái biển; có vị trí đặc biệt về quốc phòng - an ninh.

Hà Tiên thuộc hành lang kinh tế ven biển Tây Nam

Hà Tiên thuộc hành lang kinh tế ven biển Tây Nam

Đồng thời, kết nối các hành lang kinh tế ven biển Tây Nam: Hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá (thuộc hành lang kinh tế Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu): Dựa trên trục cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu, quốc lộ 80 và đường bộ ven biển; tập trung phát triển các ngành kinh tế biển mũi nhọn, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của các địa phương ven biển Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất và Rạch Giá; Hành lang kinh tế ven biển khu vực An Minh - An Biên - Châu Thành - Rạch Giá (thuộc hành lang kinh tế ven biển qua các tỉnh ven biển từ Cà Mau đến Kiên Giang): Dựa trên trục đường bộ ven biển và đường hành lang ven biển phía Nam; tập trung phát triển các ngành kinh tế biển như: năng lượng tái tạo, cụm liên kết về thủy sản, nghề biển, du lịch và đô thị biển đảo.

Hành lang kinh tế Bắc - Nam: Dựa trên trục cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và quốc lộ 80; hành lang này đóng vai trò quan trọng trong việc giao thương giữa tỉnh với các địa phương trong Vùng. Hành lang biên giới Giang Thành - Hà Tiên (thuộc hành lang biên giới từ Long An đến Kiên Giang): Dựa trên trục quốc lộ N1; tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, kinh tế biên mậu gắn với hình thành các đô thị biên giới, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đây là điều kiện để xây dựng Kiên Giang trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh của Quốc gia; là cửa ngõ, đầu mối giao thông, giao thương, giao lưu quốc tế quan trọng; Phú Quốc là trung tâm du lịch, dịch vụ tổng hợp, du lịch sinh thái biển - đảo đặc sắc, với nhiều giá trị khác biệt, đẳng cấp quốc tế. Bản sắc văn hóa dân tộc và giá trị di sản, lịch sử của Kiên Giang được bảo tồn và thể hiện rõ nét.

Đọc thêm

Bàn giao nhà đồng đội cho gia đình quân nhân xuất ngũ tại Nha Trang

Bàn giao nhà đồng đội cho gia đình quân nhân xuất ngũ tại Nha Trang
(PLVN) - Sáng 22/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP Nha Trang (Khánh Hòa) phối hợp với UBND xã Vĩnh Hiệp tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho gia đình ông Nguyễn Minh Nhật và bà Nguyễn Thị Nhụy (trú thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vĩnh Hiệp) thuộc trường hợp gia đình có hoàn cảnh khó khăn, căn nhà cũ cũng xuống cấp từ lâu nhưng chưa có điều kiện sửa chữa.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 tuyên truyền giới thiệu về biển, đảo Việt Nam tại Quảng Ninh

Quang cảnh chương trình Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân
(PLVN) -  Ngày 22/11, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Thành ủy Hạ Long tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” nhằm tuyên truyền, giới thiệu về lực lượng Cảnh sát biển, tình hình biển, đảo Việt Nam và tình hình biển Đông.

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi

Nhiều tiện ích mới khi kết hợp giữa VNeID với iHanoi
(PLVN) - Chiều 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ (Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số thực hiện Đề án 06 của TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố (TP).

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Ban Kinh tế Trung ương do ông Thái Thanh Quý - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh về tình hình thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ

Cần Thơ: Nhiều cơ hội để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ
(PLVN) -  Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ tổ chức hội thảo Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin Hàn Quốc (KISA)

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc.
(PLVN) - Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) tham dự Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam năm 2024 do ông Lee Sang Jung - Chủ tịch KISA Hàn Quốc làm Trưởng đoàn, đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.