Xây dựng Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại

ảnh minh họa.
ảnh minh họa.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại".

Mục tiêu chung của Đề án nhằm xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm để theo dõi, cảnh báo và hỗ trợ cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại và các cơ quan liên quan trong việc điều tra, xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại trong và ngoài nước, giải quyết tranh chấp tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đảm bảo mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước, chủ động phòng ngừa và ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài, hướng tới xuất khẩu bền vững.

Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng doanh nghiệp trong việc nắm tình hình, thường xuyên cập nhật những điều chỉnh trong chính sách thương mại của các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam; phân tích, dự báo, sớm phát hiện những chính sách cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại theo hướng bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu; tăng cường theo dõi tình hình tuân thủ các quy định quốc tế, quy định trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương của các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong các lĩnh vực đã và đang có nguy cơ bị nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đề án đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin, phần mềm phân tích và trang thông tin điện tử để vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm và để tính toán biên độ bán phá giá, biên độ trợ cấp và phân tích thiệt hại.

Đồng thời, hoàn thiện và nâng cấp cơ sở dữ liệu để theo dõi các mặt hàng nhập khẩu đang bị Việt Nam điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng có khả năng lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, các mặt hàng nhập khẩu có mức tăng đột biến, các mặt hàng nhập khẩu có dấu hiệu gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, nhằm phát hiện và cảnh báo dấu hiệu lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng, nâng cao khả năng điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Phấn đấu đến năm 2025, bồi dưỡng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ điều tra, ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại và giải quyết tranh chấp quốc tế về phòng vệ thương mại cho 1.000 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên các cơ quan bộ, ngành và địa phương tham gia lĩnh vực phòng vệ thương mại nhằm tăng cường khả năng cảnh báo và hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực phòng vệ thương mại.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật; xây dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo sớm; nâng cao năng lực sử dụng Hệ thống cảnh báo sớm.

Trong đó, về xây dựng và vận hành Hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc, máy chủ, đường truyền để phục vụ công tác phân tích và cảnh báo theo hướng đồng bộ, hiện đại và đáp ứng nhu cầu cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại nhằm khai thác hiệu quả lợi ích và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực từ việc hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu thống kê về xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại lớn theo từng giai đoạn.

Xây dựng phần mềm phân tích, tính toán và cảnh báo sớm nguy cơ xảy ra các vụ kiện phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; cảnh báo nguy cơ hàng hóa nước ngoài lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại do Việt Nam áp dụng; đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng...

Đọc thêm

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Vương quốc Anh còn khiêm tốn

Việt Nam có thể tận dụng nguồn đầu tư điện gió từ Vương quốc Anh. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Vương quốc Anh là thị trường lớn trong nhập khẩu hàng hóa và mang vốn đi đầu tư tại các quốc gia khác. Mặc dù có nhiều lợi thế trong quan hệ kinh tế thương mại với Anh, nhưng dường như các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội này.

Nhiều chuyên gia đề xuất đưa phân bón và vật tư nông nghiệp vào diện chịu thuế VAT

Theo các chuyên gia, việc đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% là phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Lo ngại ngành phân bón trong nước có nguy cơ “đi thụt lùi” vì mất sức cạnh tranh với phân bón ngoại, người nông dân phải mua với giá cao khi doanh nghiệp đẩy một phần chi phí thuế vào giá thành sản phẩm… nhiều chuyên gia đồng thuận đề xuất đưa phân bón và vật tư nông nghiệp vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) với mức thuế suất 5%.

Đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Một góc công trường sân bay Long Thành. (Nguồn ảnh: ACV)
(PLVN) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhiều gói thầu xây lắp tại dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) đang được đẩy nhanh tiến độ; một số gói thầu quan trọng cũng được chủ đầu tư “chốt” thời gian hoàn thành.

Tổng cục Thuế chỉ đạo triển khai quyết liệt, triệt để xuất hóa đơn điện tử từng lần bán xăng dầu

Tổng cục Thuế chỉ đạo triển khai quyết liệt, triệt để xuất hóa đơn điện tử từng lần bán xăng dầu
(PLVN) - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành vừa có Công văn 5468/TCT-DNL yêu cầu cục trưởng cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thực hiện quy định hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Việt Nam đã chuẩn bị những gì cho ngành công nghiệp bán dẫn?

Quang cảnh Tọa đàm
(PLVN) - Trao đổi với các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Việt Nam đã và đang chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về hạ tầng đáp ứng được các yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn …

Nhận diện rào cản trong tiêu thụ sản phẩm OCOP

Cần có những khu trưng bày riêng bắt mắt cho sản phẩm OCOP tại các siêu thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đã có những bước đột phá trong tăng trưởng số lượng và tiêu thụ sản phẩm OCOP sau 5 năm thực hiện triển khai. Tuy nhiên, những sản phẩm đang được coi là quà tặng địa phương này cũng gặp một số rào cản nhất định tại các kênh tiêu thụ.

Ngành Thuế nỗ lực về đích thu ngân sách

Ngành Thuế “chạy nước rút” về đích thu ngân sách. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -Lũy kế 11 tháng năm 2023, thu ngân sách do cơ quan thuế (CQT) quản lý đã đạt 1.336.002 tỷ đồng, bằng 96,7% so với cùng kỳ năm 2022… Rất nhiều đoàn công tác do lãnh đạo Tổng cục Thuế làm trưởng đoàn đã làm việc với các cục thuế về tiến độ thu ngân sách.