Truyền thông Chính sách

Xây dựng đội ngũ sĩ quan vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng quân đội nhân dân

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp thẩm định
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp thẩm định
(PLVN) -Ngày 30/7, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh chủ trì phiên họp thẩm định dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng cho biết Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2008 và năm 2014 đã tạo cơ sở pháp lý để xây dựng đội ngũ sĩ quan vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng trình bày tại phiên thẩm định.

Thiếu tướng Hàn Mạnh Thắng trình bày tại phiên thẩm định.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Luật Sĩ quan đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, tập trung vào các vấn đề như: hệ thống chức vụ của sĩ quan chưa đồng bộ với cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; chế độ, chính sách cho một bộ phận cán bộ khi nghỉ hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội…

Vì vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam là cần thiết để tiếp tục thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng QĐND Việt Nam, trong đó có xây dựng đội ngũ sĩ quan; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)có liên quan; bảo đảm bí mật cơ cấu tổ chức của Quân đội và phù hợp với điều kiện thực tế công tác cán bộ của Đảng và Quân đội.

Các thành viên hội đồng thẩm định góp ý tại phiên thẩm định.

Các thành viên hội đồng thẩm định góp ý tại phiên thẩm định.

Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đều nhất trí cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam. Để hoàn thiện hồ sơ thẩm định, các thành viên Hội đồng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá tác động những nội dung mới được bổ sung so với các chính sách đã được thông qua ở giai đoạn lập đề nghị xây dựng Luật; đồng thời nghiên cứu nguồn lực, điều kiện bảo đảm tổ chức thi hành Luật. Về mặt hình thức, cơ quan chủ trì soạn thảo cần rà soát và bám sát biểu mẫu Tờ trình tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành VBQPPL. Ngoài ra, các thành viên cũng cho ý kiến về: chế độ chính sách đối với sĩ quan tại ngũ, sỹ quan quân đội tại khu vực vùng sâu, vùng xa, hải đảo; độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan…

Phát biểu kết luận phiên thẩm định, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh đánh giá dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tiếp tục rà soát dự thảo Luật với các VBQPPL mới được ban hành, đặc biệt là Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) năm 2024, từ đó lược bỏ những nội dung trùng lặp, đã được quy định tại các VBQPPL khác để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận phiên thẩm định.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận phiên thẩm định.

Đồng thời, Thứ trưởng lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Luật tuân thủ các quy định tại Nghị định 154/2020/NĐ-CP; thuyết minh chi tiết những nội dung nào của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam còn phù hợp với thực tiễn, chưa cần thiết phải sửa đổi tại thời điểm hiện tại, những nội dung nào cần tháo gỡ ngay để làm cơ sở đề xuất chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều thay vì sửa đổi toàn diện Luật này.

Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì soạn thảo phải làm rõ sự thống nhất giữa các quy định của dự thảo luật với các chính sách trong đề nghị xây dựng dự thảo Luật đã được Chính phủ thông qua; bổ sung đánh giá nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Luật khi được thông qua; hoàn thiện các Báo cáo đi kèm như: Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính phát sinh (nếu có); báo cáo đánh giá tác động về giới; bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; báo cáo rà soát VBQPPL.

Cho ý kiến về từng nội dung cụ thể, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình, củng cố các nội dung như: các chức vụ cơ bản của sĩ quan dự kiến bổ sung; quy định pháp luật về hạn tuổi phục vụ tại ngũ của lực lượng vũ trang nói chung, qua đó bổ sung thông tin tính chất, môi trường công việc của sĩ quan QĐND Việt Nam; thẩm quyền, việc giao cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết đối với sĩ quan; việc quy định cấp bậc, quân hàm cao nhất đối với một số chức vụ…

Đọc thêm

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản
(PLVN) - Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu, là nguyện vọng và sự lựa chọn của Nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố then chốt để bảo đảm tính Đảng, tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Hội thảo tham vấn ý kiến về đề xuất sửa đổi Nghị định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
(PLVN) -Thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 và Đề án về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021-2030 năm 2024, chiều ngày 04/11/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 26/4/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Tổ chức đấu giá Quyền sử dụng đất tại Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đồng chí Phùng Huy Thọ - Đấu giá viên, phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc điều hành cuộc bán đấu giá
(PLVN) - Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TNMT ngày 18/9/2024 của Phòng Tài nguyên và Môi Trường về việc phê duyệt kết quả lựa chọn đơn vị thực hiện đấu giá QSD đất đối với 05 thửa đất thuộc dự án: Khu đất dịch vụ Đông Đạo, phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên; Hợp đồng dịch vụ đấu giá quyền sử dụng đất số 24/2024/HĐ-DVĐGQSDĐ ngày 23/9/2024 ký giữa Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc với Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thành phố Vĩnh Yên. Vừa qua, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức bán đấu giá thành công 5/5 ô đất với tổng giá khởi điểm là 17.316.000.000 đồng.

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai

Hơn 400 học sinh tham dự phiên tòa xét xử lưu động tại Lào Cai
(PLVN) -  Ngày 4/11/2024, tại Trường THCS Bắc Cường, Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai đã tổ chức phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy. Phiên tòa có sự tham dự của cán bộ, giáo viên và hơn 400 học sinh trường THCS Bắc Cường, thành phố Lào Cai.

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12
(PLVN) -Nhận lời mời của Bộ trưởng Lập pháp Chính phủ Hàn Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, ngày 01/11/2024, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị chuyên gia pháp luật Châu Á lần thứ 12 (ALES 12) tại Seoul, Hàn Quốc.

Bình Định ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

Ảnh minh họa
(PLVN) - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

Khởi công xây dựng "Mái ấm Tư pháp" tại Lào Cai

(PLVN) -  Ngày 1/11/2024, tại thôn Nậm Lòn, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà đã diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà "Mái ấm Tư pháp" cho ông Hầu Seo Dỉ - Công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cốc Lầu bị sập và hư hỏng hoàn toàn căn nhà cấp 4 mới xây do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.

Sửa đổi quy trình ban hành văn bản pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội

TS. Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế- Thanh tra Chính phủ
(PLVN) - Nên xem xét lại cách quy định như hiện nay chỉ cho phép Chính phủ quy định chi tiết những điều khoản được xác định ngay trong luật. Thực tế xây dựng các văn bản hướng dẫn đã gặp không ít khó khăn từ quy định này và để không bị “bó tay” trước yêu cầu thực tiễn đặt ra trong quá trình triển khai luật, các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành với tên gọi là “các biện pháp bảo đảm thi hành”. Điều này cần được cân nhắc, điều chỉnh trong thời gian tới để tránh tình trạng "tự trói tay" mình rồi lại phải cố gắng "tự giải thoát" như hiện nay

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tuỵ với tư pháp cơ sở

Anh Dương Chính Nghĩa 20 năm tận tụy với công việc tư pháp ở cơ sở.
(PLVN) - Anh Dương Chính Nghĩa, công chức tư pháp - hộ tịch xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã có gần 20 năm gắn bó với công việc tư pháp - hộ tịch ở cơ sở. Với địa bàn rộng, đông dân cư nhưng anh Nghĩa luôn tâm huyết, trách nhiệm, yêu nghề, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và luôn là “lá cờ đầu” triển khai các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật tại Hà Tĩnh.

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp

Bạc Liêu: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về nghiệp vụ giám định tư pháp
(PLVN) - Ngày 2/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, nắm rõ các quy định của pháp luật về giám định tư pháp, một số kỹ năng pháp lý cơ bản, cần thiết của người giám định viên tư pháp.

Chủ quyền nhân dân trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
(PLVN) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền nhân dân xuyên suốt trong tư duy lý luận và quan điểm, đường lối của Đảng ta về xây dựng nhà nước, từ nhà nước dân chủ nhân dân, rồi nhà nước chuyên chính vô sản và hiện nay là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cốt lõi trong quan điểm về chủ quyền nhân dân là tư tưởng chính quyền thuộc về nhân dân.