Xây dựng Chính phủ điện tử - Không thiếu tiền mà thiếu cách làm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.
(PLO) - Chia sẻ tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử diễn ra sáng nay (20/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban cho rằng: vấn đề quan trọng không phải là thiếu tiền mà cái chính là thiếu cách làm phù hợp. Từ đó, Thủ tướng đề nghị thảo luận về vấn đề bảo đảm các nguồn lực, ưu tiên nguồn lực tài chính, thu hút nguồn lực cho phát triển Chính phủ điện tử.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng việc triển khai còn nhiều tồn tại, bất cập, còn chậm. “Chính phủ đã thấy được vấn đề để cải cách, đổi mới, phù hợp với tiến trình của đất nước, theo đường lối của Đảng, Nhà nước, để Chính phủ có thể phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với xu hướng mới, nâng cao năng suất lao động, tính minh bạch, hiện đại, đồng thời giảm nhũng nhiễu, phiền hà, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện tốt hơ”- Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị cần đánh giá mặt được, chưa được, nguyên nhân, nhất là nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến 2025. Theo đó, Thủ tướng đề nghị nêu cụ thể những rào cản, vướng mắc cần tập trung thảo luận, tháo gỡ trong triển khai Chính phủ điện tử là gì? Phải chăng rào cản đầu tiên hiện nay chính là từ những người làm việc tại cơ quan hành chính, thiếu quyết tâm của người đứng đầu, hay do ngại sử dụng công nghệ thông tin, sự né tránh của cán bộ, công chức để không phải minh bạch, công khai công việc… hay thiếu về thể chế, chính sách hay tồn tại những quy định bất hợp lý, gây khó khăn trong việc triển khai….

Thủ tướng cũng đề nghị các ủy viên tập trung thảo luận về vấn đề cơ sở dữ liệu dùng chung, đề xuất các chỉ tiêu cần đạt được, “xem các chỉ tiêu đó đã phù hợp chưa, có cần điều chỉnh hay đặt ra thêm các chỉ tiêu cụ thể để xác định, đánh giá được thực chất nhiệm vụ, công việc về Chính phủ điện tử của các bộ, ngành, địa phương không, các chỉ tiêu này có thể kiểm đếm chính xác được không?”. Cần khung kiến trúc Chính phủ điện tử như thế nào, cần những yếu tố nền tảng nào? Khung mới về Chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố từ năm 2015 còn hợp lý không? Những yếu tố nền tảng giao cho các bộ, ngành, địa phương xây dựng từ dự thảo Nghị quyết do Văn phòng Chính phủ dự thảo đã đầy đủ chưa? Việc chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương có phù hợp hay không? Mặc dù vấn đề quan trọng “không phải là thiếu tiền mà cái chính là thiếu cách làm phù hợp”,Thủ tướng đề nghị thảo luận về vấn đề bảo đảm các nguồn lực, ưu tiên nguồn lực tài chính, thu hút nguồn lực cho phát triển Chính phủ điện tử.

Ra mắt Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Ra mắt Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Các ủy viên cần tập trung thảo luận về cơ chế bảo đảm thực thi, một điểm yếu trong nhiều năm qua chưa được khắc phục. Các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ phải vào cuộc, đổi mới cách làm, tạo đột phá trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử; học hỏi mô hình hiệu quả của các nước tiên tiến, xây dựng bộ chỉ số đo lường đánh giá hiệu quả triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, có cơ chế kiểm tra, đôn đốc, thực thi…

Trước đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Ủy viên thường trực kiêm Tổng thư ký Ủy ban đã công bố Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử. Ông Mai Tiến Dũng cũng trình bày tóm tắt báo cáo về xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025. Và tại phiên họp này, Thủ tướng đã đề nghị thảo luận về kế hoạch hành động của Ủy ban từ nay đến cuối năm 2018./.

  Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, Việt Nam xếp hạng 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ về Chính phủ  điện tử và đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Brunei, Thái Lan và Philippines. "Xếp hạng này còn thấp so với mong muốn và điều đó càng thúc đẩy quyết tâm mạnh mẽ hơn trong xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam", Thủ tướng bày tỏ và cho rằng, việc thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử là một trong những nỗ lực trong việc thúc đẩy quá trình này.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.