Xây dựng chỉ dẫn địa lý: Thêm tiền, thêm danh tiếng cho nông sản Việt

Giá trị, phẩm cấp một số mặt hàng nông sản tăng lên nhờ có tem nhãn CDĐL rõ ràng
Giá trị, phẩm cấp một số mặt hàng nông sản tăng lên nhờ có tem nhãn CDĐL rõ ràng
(PLO) - Theo khảo sát của Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, sản phẩm nông sản nếu có chỉ dẫn địa lý (CDĐL) thường có giá trị  rất cao; thậm chí, giá bán cao gấp 50 lần so với sản phẩm cùng loại.

Lợi đủ đường…

Việt Nam có nhiều đặc sản nông nghiệp có giá trị kinh tế, gắn liền với các địa danh khắp cả nước như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Thanh Hà, chè Thái Nguyên, bưởi Năm Roi, vú sữa Lò Rèn, cam Cao Phong...

Thống kê của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến đầu năm 2018, Việt Nam có 727 nhãn hiệu tập thể, 203 nhãn hiệu chứng nhận và 60 CDĐL - dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm chất lượng, uy tín có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Liên quan vấn đề này, tại một cuộc hội thảo mới đây về vai trò của CDĐL trong phát triển kinh tế địa phương do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, bà Delphine Maria Vivian đến từ Trung tâm Hợp tác quốc tế Nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển - CIRAD (Pháp) khẳng định, có 4 lợi ích đối với nông sản có chứng nhận CDĐL. 

Cụ thể, nó sẽ mang lại giá trị gia tăng cho nhà sản xuất; các doanh nghiệp và địa phương thông qua đó có thể chống được hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Ngoài ra, còn giúp quảng bá sản phẩm địa phương, thu hút khách du lịch. Và cuối cùng, CDĐL góp phần bảo vệ, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống ở địa phương. 

“Nếu các CDĐL được khai thác tốt sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn cho Việt Nam không chỉ đối với kinh tế nông nghiệp mà còn góp phần mang lại nhiều giá trị to lớn trong các lĩnh vực khác”, đại diện CIRAD khẳng định.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Xuân Hà  - Công ty CP cam Cao Phong (Hòa Bình) cho hay, trước thời điểm trái đặc sản này này có CDĐL một cách bài bản, người dân địa phương ở đây vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm. “Vì thế, điệp khúc “được mùa, mất giá” liên tục xảy ra, có năm cam loại 1 giá chỉ khoảng 7.000/kg, trong khi đó, cam bán đại trà chỉ 3.000/kg mà không có người mua”, lời ông Hà.

Được biết, sau khi có CDĐL, cam Cao Phong không chỉ ổn định về sản lượng và chất lượng mà giá cả cũng luôn ổn định - dao động từ 17.000 đến 25.000/kg. Điều đáng nói, sau cách làm của cam Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã chú trọng xây dựng và phát triển thành công hàng loạt CDĐL cho sản phẩm nông sản trên toàn tỉnh. Theo đó, đến đầu năm 2018, riêng Hòa Bình đã có 15 chứng nhận CDĐL nông sản như bưởi đỏ Tân Lạc, gà Lạc Sơn...

Ở phía Nam, đầu năm 2018, dừa xiêm xanh Bến Tre đã được cấp Giấy chứng nhận CDĐL. Đó là tin vui cho người dân miệt vườn Tây Nam bộ, bởi tỉnh này đang có 40% dân số trồng dừa và cũng chiếm gần 40% tổng diện tích trồng dừa cả nước. 

Đáng nói, các thống kê gần đây cho thấy, thị trường nước dừa tươi thế giới đã đạt con số 22 tỷ USD trong năm 2016, tăng so với mức 533 triệu USD trong năm 2011. Lợi thế có CDĐL này chắc chắn sẽ đem lại cho xứ dừa nhiều lợi ích kinh tế.

Cách nào khai thác hiệu quả hơn CDĐL?

Theo Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, tại Việt Nam các CDĐL chưa được sử dụng nhiều và chưa khai thác hiệu quả trong thương mại. 

Vẫn vấn đề này, báo cáo của CIRAD còn cho biết, có đến 50% CDĐL của nông sản Việt Nam không có người quản lý, khai thác. Chẳng hạn như CDĐL quế Hưng Yên được Nhà nước ủy quyền, giao cho Hiệp hội Ngành nghề quế địa phương quản lý, nhưng Hiệp hội này chỉ họp một lần vào ngày thành lập từ năm 2011 đến nay. Hay như trà Mộc Châu có Hiệp hội quản lý nhưng không khai thác hiệu quả CDĐL do cả 10 thành viên đều là nhà chế biến, không có nông dân tham gia…

Theo bà Delphine Maria Vivian, người tiêu dùng Việt Nam đã quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm nhưng lại ít thấy thông tin về CDĐL trên nhãn những sản phẩm an toàn, hữu cơ… Đây là điều đáng tiếc và lãng phí khi phải bỏ công sức, tiền bạc để được chứng nhận CDĐL nhưng lại ít quan tâm, sử dụng. Thậm chí, không ít địa phương đăng ký CDĐL xong nhưng lại ít quan tâm hoặc “làm rồi để đấy” dẫn đến CDĐL gần như vô giá trị.

Được biết, CDĐL do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, khuyến khích việc canh tác và xây dựng chuỗi, còn Bộ Công Thương xúc tiến thương mại. Thế nhưng, chưa có sự liên kết giữa 3 Bộ này trong việc phát triển các loại cây, trái đặc biệt để làm thành những chuỗi sản phẩm đạt đúng giá trị thực của nó.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quốc Toản  - Quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, việc xây dựng CDĐL cho nông sản sẽ góp phần nâng tầm giá trị nông sản Việt, và đây cũng là chương trình được đầu tư và mục tiêu lớn của Bộ này. 

“Chủ trương của Bộ là phân làm 3 tuyến sản phẩm: Các mặt hàng chủ lực cấp tỉnh (10 nhóm hàng) xuất khẩu tỉ đô; hai là các nhóm mặt hàng cấp tỉnh như gà đồi Yên Thế, cam Cao Phong, vải thiều Lục Ngạn... là chủ lực của địa phương. Đối với nhóm này, Bộ Nông nghiệp phối hợp với Bộ KH&CN trong việc đăng ký nhãn hiệu tập thể gắn với CDĐL. Điều này phải làm tốt để nổi bật tính địa phương của nông sản, trong đó có cả việc trích xuất nguồn gốc như tem nhãn... Nhóm thứ ba là mỗi làng một sản phẩm do Văn phòng điều phối nông thôn mới. Chương trình này được tổng hợp từ chính các địa phương gửi lên, được Bộ rà soát cùng các đơn vị tư vấn của Nhật Bản để cung cấp các nguồn lực phát triển các chương trình này”, ông Toản nói.

Cũng theo vị đại diện Cục này, ba tuyến chính được hình thành và phát triển sẽ góp phần tạo nên chuỗi các sản phẩm nông sản theo từng cấp độ ra thị trường quốc tế đáp ứng nhu cầu xuất khẩu; tiếp đó là vừa đảm bảo nhu cầu thị trường trong nước vừa đảm bảo xuất khẩu và cấp độ cuối cùng là gắn với các sản phẩm chủ lực của các tỉnh kết hợp phát triển với du lịch.

Ông Toản dẫn chứng, trong thời gian vừa qua, sản phẩm nông sản vải  thiều đã được xuất khẩu sang châu Âu và cả thị trường Mỹ, Úc cho thấy hiệu quả lớn, đặc biệt là giá ổn định đem lại nguồn thu bền vững cho bà con nông dân vựa vải Bắc Giang.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nâng cao an toàn bảo mật hệ thống ngân hàng

Tại nhiều ngân hàng thương mại, có tới 97% số lượng giao dịch được thực hiện qua kênh số.

(PLVN) - Dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất mạnh mẽ, kéo theo nhiều tiềm ẩn rủi ro về an ninh, bảo mật. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn hệ thống nhưng trước sự tinh vi của các đối tượng, các tổ chức tín dụng cần không ngừng nâng cao bảo mật, an toàn.

Đề xuất bổ sung thẩm quyền hoàn thuế đối với doanh nghiệp lớn

Để được hoàn thuế, DN lớn phải quay về Cục Thuế địa phương làm thủ tục.
(PLVN) - Thay vì phải chuyển hồ sơ về Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý theo quy định hiện hành, nếu được Quốc hội thông qua, các doanh nghiệp (DN) do Cục Thuế DN lớn (Tổng cục Thuế) quản lý phát sinh hoàn thuế sẽ do Cục Thuế DN lớn trực tiếp giải quyết thủ tục…

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.