Xây dựng các cơ quan thi hành án dân sự đáp ứng yêu cầu đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh”

Đến năm 2025, tất cả các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh được hiện đại hóa với máy móc, thiết bị chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ chuyên môn
Đến năm 2025, tất cả các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh được hiện đại hóa với máy móc, thiết bị chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ chuyên môn
(PLVN) - Nhằm đáp ứng yêu cầu chung của tỉnh Thừa Thiên-Huế về việc thực hiện “Đề án Phát triển dịch vụ đô thị thông minh” đến năm 2020 định hướng đến năm 2025", thời gian qua, Cục thi hành án tỉnh đã chú trọng công tác ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai trên một số lĩnh vực.

Trong các năm qua, được sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin được triển khai một cách đồng bộ, 100% công chức được trang bị máy vi tính cá nhân có kết nối internet. Hệ thống ứng dụng được triển khai trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. Các phần mềm đang được các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh triển khai, sử dụng khá ổn định như: Quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự; Kế toán; Quản lý văn bản đi - đến; Lưu trữ; Quản lý hồ sơ cán bộ; Hộp thư điện tử; Chữ ký số... Nhìn chung, đến thời điểm hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Cục trưởng Cục thi hành án tỉnh TT- Huế Ngô Thanh Cường cho biết, hàng năm, Cục thi hành án dân sự tỉnh tổ chức mời chuyên gia tập huấn kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin hoặc cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các lãnh đạo cấp phòng, Chi cục, công chức giữ chức danh Tư pháp, công chức phụ trách công nghệ thông tin. Đến nay, hầu hết công chức các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh đã sử dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản về tin học. Tuy nhiên, do không có công chức chuyên trách công tác công nghệ thông tin, cho nên thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, tỉ lệ qua đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin chưa cao.

Do đó, trong thời gian tới, Cục thi hành án tỉnh và các Chi cục thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh phối hợp với Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phổ biến, quán triệt, tuyên truyền và đào tạo, bồi dưỡng chính sách, chương trình ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh cho đội ngũ công chức, người lao động đáp ứng yêu cầu đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”

Cụ thể, cần ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ, giải quyết kịp thời, hiệu quả yêu cầu của người dân và doanh nghiệp trong thi hành án dân sự. Cung cấp các dịch vụ công một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng và sử dụng các dịch vụ công trong thi hành án dân sự một cách nhanh chóng thuận tiện; giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm các thủ tục và chi phí có liên quan. Qua đó, nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Phục vụ tốt việc quản lý và điều hành của lãnh đạo các cơ quan thi hành án dân sự ở cả hai cấp trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính trên địa bàn. Quản lý đội ngũ công chức, người lao động một cách khoa học. Tăng cường đảm bảo an ninh, trật tự an toàn cơ quan và phòng chống tội phạm. Tham gia khai thác, sử dụng tốt hệ thống thông tin phản ánh hiện trường để tiếp nhận, xử lý các phản ánh hiện trường của cá nhân, tổ chức…

Cũng theo Cục Trưởng Ngô Thanh Cường, các nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra phải lấy tiêu chí hiện đại hóa các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh; chất lượng đội ngũ công chức, người lao động và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để làm nền tảng. Đáp ứng cơ bản yêu cầu, tiêu chuẩn phát triển đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến năm 2020, đối với các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn phải đạt được 100% cơ quan thi hành án dân sự được trang bị camera giám sát an ninh, trật tự, an toàn cơ quan; 100% hoạt động tiếp công dân, doanh nghiệp của cơ quan thi hành án dân sự được giám sát chặt chẽ; 100% công chức, người lao động các cơ quan thi hành án dân sự tham gia vào hoạt động thông tin phản ánh hiện trường của tỉnh; 100% công chức, người lao động các cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh được quản lý chặt chẽ.

Đối với đương sự (người dân và doanh nghiệp):100% đương sự (người dân và doanh nghiệp) cùng chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh biết đến các dịch vụ công của các cơ quan thi hành án dân sự; 100% đương sự (người dân và doanh nghiệp) không sinh sống, làm việc hoặc hoạt động trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công của các cơ quan Thi hành án dân sự.  

Định hướng đến năm 2025, tất cả các cơ quan Thi hành án dân sự được hiện đại hóa với máy móc, thiết bị chất lượng cao phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. các công chức, người lao động sử dụng thành thạo ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ công việc và cuộc sống. Hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Thi hành án dân sự được các ứng dụng phần mềm hỗ trợ. 100% đương sự (người dân và doanh nghiệp) tiếp cận được với các dịch vụ công trong thi hành án dân sự. 

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.