Xâm nhập mặn tăng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Trung tâm), từ 21 - 29/2, nhiệt độ cao nhất tại miền Tây phổ biến từ 32 - 34 độ C; riêng miền Đông có nơi 35 - 37 độ C.

Trong bối cảnh thời tiết không mưa, ngày nắng, mực nước trên các sông biến đổi chậm, cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ tăng dần vào cuối tuần và đầu tuần tới (các ngày từ 22 - 27/2).

Chiều sâu ranh mặn tại các cửa sông chính như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây phổ biến trong phạm vi xâm nhập mặn từ 50 - 62km; tại sông Cửa Tiểu, Cửa Đại phổ biến trong phạm vi 30 - 40km; sông Hàm Luông 32 - 45km; sông Cổ Chiên 30 - 40km; sông Hậu 40 - 48km; sông Cái Lớn 30 - 40km.

Trước diễn biến trên, cơ quan khí tượng khuyến cáo các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Dự báo chung về xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024, đại diện Trung tâm cho biết, xâm nhập mặn tại ĐBSCL sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm nhưng không gay gắt như mùa khô 2015 - 2016 và 2019 - 2020.

Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 và tháng 3 năm 2024, chủ yếu các ngày từ 22 - 27/2, 7/3 - 12/3.

Tại các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, xâm nhập mặn tăng cao vào tháng 3, tháng 4, chủ yếu tập trung vào các ngày từ 7 - 12/3, 22 - 27/3, 7 - 12/4 và 21 - 26/4.

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở cấp 2. Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Vì vậy, các địa phương ở ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.