Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ gia tăng từ cuối tháng 1

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 11-20/1 có xu thế tăng dần.

Dự báo, từ ngày 11-20/1, khu vực thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ sẽ phổ biến ít mưa, ngày có nắng, riêng ngày 11/1, mưa có thể xuất hiện cục bộ tại một số tỉnh ven biển miền Tây nhưng lượng mưa không nhiều, phổ biến dưới 5mm.

Trong thời kỳ này, mực nước các trạm trên dòng chính sông Mê Công biến đổi chậm, mực nước các trạm ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5-1,5m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,45m; tại Châu Đốc 1,55m, ở mức tương đương trung bình nhiều năm cùng kỳ. Mực nước thủy triều có xu thế tăng cao vào những ngày cuối tuần.

Đặc biệt, xu thế xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 11-20/1 có xu thế tăng dần vào những ngày cuối. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 1/2021.

Cơ quan chức năng nhận định, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2021-2022 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019 - 2020. Các đợt xâm nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh từ cuối tháng 01/2022; các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng tháng 2 và tháng 3 (từ 13-17/02, từ 26/02-05/03, từ 14-19/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3,4 (từ 14-19/3, từ 28/3-3/4, từ 12-17/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Đọc thêm

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...

Thời tiết đáng chú ý sắp tới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, thời gian tới áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế
(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy rừng tràm của Nông trường 402 (trên địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), sáng 11/4, lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục trực tại hiện trường để kịp thời xử lý các điểm có thể cháy trở lại; điều tra làm rõ nguyên nhân cháy, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật...

Quyết liệt xử lý tình trạng lấn chiếm bãi triều ở Móng Cái sau bài phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam

Khu vực biển Cống Cách, xã Vĩnh Trung trở nên thoáng đãng sau cưỡng chế nuôi trồng trái phép. Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Sau bài phản ánh “Lo mất chốn mưu sinh vì hàng trăm héc – ta bãi triều ở thành phố Móng Cái bị lấn chiếm, phân lô’’ đăng trên Báo Pháp Luật Việt Nam, chính quyền thành phố Móng Cái đã có những chỉ đạo quyết liệt, tổ chức kiểm tra vùng biển Hòn Thỏ (xã Vĩnh Trung) và các khu vực có hoạt động nuôi trồng trái phép khác. Móng Cái cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản cho các hộ dân.

Truy tận gốc nguồn xả rác ra biển

Ảnh minh họa (Ảnh: vnbusiness.vn).
(PLVN) - Ngay từ tháng 9/2023, khi công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO đã bày tỏ lo ngại về vấn đề ô nhiễm rác thải tại khu di sản và kêu gọi tăng cường biện pháp giải quyết.