Xăm mình ở Việt Nam dưới ngòi bút phóng viên nước ngoài

Khung cảnh tại Hanoi Ink Fest
Khung cảnh tại Hanoi Ink Fest
(PLO) -Hãng tin Channel News Asia ngày 28/6 vừa qua có bài viết có tiêu đề “Thời kỳ phục hưng của xăm mình ở Việt Nam trầm lặng”, trong đó nêu bật thực trạng hoạt động của những thợ xăm mình ở nước ta hiện nay.

Lễ hội xăm hình quốc tế đầu tiên 

Nguyễn Trung Kiên đã mua một cây bút xăm hình khi tròn 19 tuổi và bắt đầu mày mò học xăm mình qua internet. Dù có năng khiếu vẽ vời nhưng ở thời điểm đó cậu không biết phải sử dụng cây bút thế nào. Thực tế, đó là một chiếc bút để xăm lông mày, hoàn toàn không phù hợp để xăm mình – điều mà mãi về sau cậu mới phát hiện ra.

 “Tôi đã thử vẽ trên chính cơ thể mình” – Kiên kể lại vừa cười ngượng ngùng và chỉ vào một hình xăm kiểu bộ lạc trên cánh tay trái.

6 năm sau đó, hình xăm mà Kiên thử ban đầu đã lọt thỏm trong một hình xăm phức tạp và đầy màu sắc trên cơ thể cậu. Kiên, hiện đã 26 tuổi và là chủ của một tiệm xăm hình ở thành phố Việt Trì quê anh. 

Kiên được những người có cùng sở thích công nhận là một trong những thợ xăm hình trẻ đầy triển vọng. Cậu cũng là một trong những người có mặt tại Đại hội xăm mình quốc tế Hanoi Ink Fest – sự kiện được quảng cáo là lễ hội xăm hình quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Trong sự kiện diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/6 nói trên, hàng trăm thợ xăm hình đến từ 12 nước trên thế giới đã lập những gian hàng tại sân vận động Quần Ngựa ở Hà Nội. Tiếng máy xăm xào xạc. Một nhóm những bạn trẻ sôi nổi thảo luận. Phía bên trên những bức tường ở hội trường của sân vận động là tấm hình chân dung Bác Hồ đang mỉm cười hiền từ.

Một thợ xăm đang xăm hình cho khách
Một thợ xăm đang xăm hình cho khách

“Gái mại dâm và tội phạm”

Từng bị xem là một hoạt động kinh doanh mờ ám, đội quân những thợ xăm mình trẻ, đa phần đều tự học ở Việt Nam như Kiên đang dần đưa hoạt động của họ ra khỏi bóng tối, tìm cách chứng minh rằng công việc mà họ đang làm đáng được chính thức công nhận như một loại hình nghệ thuật cũng như một nghề để kiếm sống bền vững.

“Trước đây những hình xăm thường khiến người ta liên tưởng tới những người hành nghề mại dâm, những thành viên của các băng đảng và những người đã đi tù nhưng xã hội giờ đã cởi mở hơn nhiều” – Tạ Châm Anh, một trong những người tổ chức Đại hội xăm mình quốc tế Hanoi Ink Fest, nói. Thường được biết đến với biệt danh Châm, cô gái 29 tuổi này là quản lý của Tats Studio – một trong những tiệm xăm mình hàng đầu tại Hà Nội.

Báo chí nhà nước của Việt Nam cũng đã đưa tin về đại hội xăm mình vừa diễn ra, trong đó có tờ nhật báo tiếng Anh của nhà nước VietnamNews. Tờ báo này miêu tả đại hội này sự kiện “tạo cơ hội cho các nghệ sỹ xăm mình có thể trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng về nghệ thuật xăm mình”. Châm cho biết, chỉ vài năm trước, những hình xăm không bao giờ được nhắc đến với thái độ tích cực trên truyền thông chính thống.

Những bộ phim của Hollywood, YouTube và những ngôi sao người Việt Nam đã xăm mình như ca sỹ nhạc rock nổi tiếng mới qua đời Trần Lập chính là các yếu tố đã giúp những người trẻ ở đô thị tại Việt Nam làm quen với việc xăm mình.

Phần lớn những người đến thăm quan đại hội xăm mình là những người đang ở độ tuổi 20 nhưng không phải tất cả. Anh Phạm Việt Anh, 32 tuổi, là nhân viên tài chính tại một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam đến với sự kiện này để xăm bức hình đầu tiên trên cơ thể anh – hình xăm ảnh thật của cậu con trai 2 tuổi của anh. 

“Thằng bé rất đáng yêu. Vợ tôi nói rằng cô ấy nghiện con trai của tôi nên tôi muốn xăm một tấm hình thằng bé lên vai tôi” – anh Việt Anh cho hay. Anh này kể rằng nhiều người trẻ ở cơ quan anh cũng đã xăm hình. “10 hay 20 năm trước, việc có hình xăm là điều vô cùng tồi tệ. Nhưng hiện nay, nó là một loại hình nghệ thuật” – anh hào hứng nói.

Chỉ dấu cho thấy sự bùng nổ của những hình xăm ở Việt Nam nằm ở việc số lượng các tiệm xăm hình đang xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp cả nước này. “Những tiệm xăm hình đang mọc lên như điên” – Châm nói.

Trong bối cảnh không có bất cứ số liệu thống kê chính thức nào về ngành công nghiệp xăm mình ở Việt Nam thì những nhà cung cấp thiết bị phục vụ cho việc xăm mình như anh Lê Ngọc Anh đã giúp phác họa được phần nào bức tranh tổng thể. 

Năm 2010, khi anh Ngọc Anh từ bỏ công việc là một giáo viên tiếng Trung toàn thời gian để bắt đầu xây dựng công ty chuyên cung cấp các thiết bị xăm hình CMC, ở miền Bắc Việt Nam chỉ có chưa đến 70 tiệm xăm mình. Nhưng đến nay, anh Ngọc Anh ước tính, con số này đã tăng khoảng 10 lần, tức là khoảng 800 tiệm. Công ty của anh cũng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ việc đó.

Nhưng việc hoạt động xăm mình bắt đầu từ một nền tảng thấp là điều rõ ràng và không khí hỗn loạn, tự do của đại hội đã nói lên tất cả điều đó. Những người đến thăm quan nơi đây tụ tập đông đúc xung quanh những người thợ xăm mình đang biểu diểu diễn trong gian hàng của họ ở cự ly gần đến mức không có chỗ thở thoái mái trong bầu không khí vốn đã ngột ngạt của sân vận động không có điều hòa. Những cuống vé và tàn thuốc lá ngổn ngang ở trên nền đất. 

“Bạn thấy đấy, ở đây người ta vẫn thản nhiên hút thuốc trong khi bình thường người ta không được hút thuốc ở gần nơi đang xăm” – anh Ael Lim, một người tham gia đại hội đến từ Singapore, cho hay.

Ngành công nghiệp vô kỷ cương

Dù gia tăng mạnh mẽ về số lượng và đang ngày càng trở nên phổ biến nhưng những thợ xăm mình ở Việt Nam về cơ bản vẫn đang hoạt động trong một ngành công nghiệp không có luật lệ.

Hiện ở Việt Nam vẫn không có các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động xăm mình, không quy định độ tuổi tối thiểu có thể tự đồng ý xăm mình và cũng không có quy định về những chứng chỉ hay giấy phép mà những người hành nghề xăm mình cần phải có để hành nghề hay lập một tiệm xăm mình.

Những cửa hàng hoạt động vô kỷ luật vẫn đang tồn tại nhưng những cửa tiệm có trách nhiệm nhất đã bắt đầu đăng ký dưới danh nghĩa là các cửa tiệm làm đẹp hay spa – những hạng mục mà những thợ xăm mình nói rằng ít hoặc không liên quan gì đến công việc của họ.

Nhiều người như Châm và anh Ngọc Anh cho biết họ hy vọng trong thời gian tới chính phủ sẽ chú ý hơn và đưa ra nhiều quy định hơn đối với lĩnh vực hoạt động của họ để ngành non trẻ này phát triển.

Nhưng, trong thời gian đó, những người thợ xăm mình có nghĩa vụ phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh để bảo vệ cho các khách hàng cũng như bản thân họ khỏi nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm và lây nhiễm.

Tự điều chỉnh cho đến nay vẫn là quy tắc của cuộc chơi của những người hành nghề xăm mình và nhiều cửa tiệm hoạt động trong lĩnh vực này hiện làm ăn tương đối phát đạt, như tiệm Tats Studio của Châm. Tiệm này do một người bạn của cô thành lập vào năm 2008. 2 năm sau, tiệm bắt đầu có lãi và cho đến nay chưa từng thua lỗ. 

“Ngày nào chúng tôi cũng bận rộn. Điện thoại của tôi chẳng bao giờ ngừng đổ chuông” – Châm nói và cho biết số điện thoại di động của cô cũng là số điện thoại của đường dây nóng tiếp nhận các đăng ký lịch xăm mình từ khách hàng.

Cũng viết về quan điểm đối với việc xăm mình ở Việt Nam, diễn đàn Atexpats cho rằng ở Việt Nam đang có sự phân chia rõ ràng về xăm mình và những người có hình xăm.

Trong đó, nhìn chung, những người trên 35 tuổi cho rằng chỉ những đối tượng tội phạm hay những người có quan hệ mật thiết với nhóm đối tượng này mới xăm mình trong khi những người trẻ ở Việt Nam hiện đã có cái nhìn cởi mở hơn rất nhiều trong vấn đề này. 

Định kiến đối với việc xăm mình đặc biệt nghiêm khắc với phụ nữ, nơi nhiều người vẫn cho rằng một người phụ nữ chịu phơi bày thân thể cho những thợ xăm mình xăm hình cho họ chỉ có thể là những phụ nữ xấu, chơi bời trác táng.

Đọc thêm

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.