Xác lập thêm kỷ lục ẩm thực cho “thủ phủ” Atiso

Đầu bếp chế biến món ăn từ cây Atiso.
Đầu bếp chế biến món ăn từ cây Atiso.
(PLVN) - Ngoài “Cá Tầm Đà Lạt” và “100 món ăn từ rau & hoa Đà Lạt” thì ẩm thực của thành phố sương mù ghi nhận thêm kỷ lục “100 món ngon từ cây Atiso Đà Lạt”.

Hôm nay, 19/9, tại Khu du lịch Thung lũng tình yêu (TP Đà Lạt), Chi hội bếp chuyên nghiệp Lâm Đồng (Hiệp hội du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt) tổ chức cuộc thi công diễn xác lập kỷ lục “100 món ngon từ cây Atiso Đà Lạt”.

Hội thi thu hút 20 đội, với gần 60 đầu bếp đến từ các nhà hàng, khách sạn thuộc nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trong thời gian 60 phút, các đội sẽ thực hiện 5 món có nguyên liệu chính từ cây Atiso Đà Lạt.

Hơn 100 món ăn được chế biến từ cây Atiso.

Hơn 100 món ăn được chế biến từ cây Atiso.

Các món ăn phải được đăng ký trước với ban tổ chức và không được trùng lặp. Mỗi món ăn có kích thước không vượt quá 40cmx30cm, chiều cao không quá 40cm.

Ông Nguyễn Hữu Hường, Chủ tịch Hội đầu bếp tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban giám khảo cho biết: "Sự kiện hội thi ẩm thực 100 món ngon từ Atiso Đà Lạt mở đầu cho chuỗi hoạt động du lịch kỷ niệm 130 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, góp phần đưa nhiều sản phẩm nông nghiệp Đà Lạt, trong đó có Atiso, một loại dược liệu quý trở thành món ăn ngọn, đẹp, hấp dẫn. Góp phần định vị và nâng tầm thương hiệu ẩm thực Đà Lạt.

Đồng thời đây là cơ hội kết nối, chia sẻ, cùng phát triển tay nghề của các đầu bếp trong cả nước. Sự kiện chế biến và quảng diễn cùng lúc 100 món ăn từ cây Atiso Đà Lạt sẽ được công bố xác lập kỷ lục ẩm thực Việt Nam".

Các đầu bếp đang ra sức trổ tài.

Các đầu bếp đang ra sức trổ tài.

Được phổ biến ở Đà Lạt vào những năm đầu thế kỷ 20, cây Atiso không những là nguyên liệu bào chế thuốc chữa bệnh mà còn là nguyên liệu chế biến món ăn, thức uống ngon, độc đáo. Du khách tới Lâm Đồng có thể thưởng thức nhiều món ngon từ Atiso: như Atiso hầm giò heo, phở Atiso và đặc biệt là trà Atiso. Với diện tích canh tác cây Atiso hơn 100ha theo tiêu chuẩn VietGAP, GACP, TP Đà Lạt được xem là thủ phủ của cây Atiso.

Trong hành trình xây dựng và định vị thương hiệu những món ăn đặc sản Đà Lạt, Lâm Đồng; “Nơi kết tinh kỳ diệu của đất lành”, nhiều năm qua Chi hội Bếp chuyên nghiệp Lâm Đồng đã tổ chức thành công và xác lập hai kỷ lục ẩm thực Việt Nam là “Cá Tầm Đà Lạt”- năm 2014 và “100 món ăn từ rau & hoa Đà Lạt” năm 2021.

Thành quả sau thời gian chế biến.

Thành quả sau thời gian chế biến.

Mới đây, tháng 5/2023, đặc sản thiên nhiên Atiso Đà Lạt đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử thành công xác lập Kỷ lục châu Á cho ẩm thực, đặc sản của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Đọc thêm

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 9: Ưu tiên phát triển cà phê đặc sản, đẩy mạnh chế biến sâu

(PLVN) - Gia Lai không chú trọng tăng sản lượng cà phê bằng cách mở rộng diện tích canh tác mà đi vào chế biến sâu, sản xuất theo hướng hữu cơ, kết hợp trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch… Đó là những định hướng về chiến lược phát triển ngành hàng cà phê được ông Rah Lan Chung – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai chia sẻ với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 6: Sáu thập niên ghi dấu ấn trên phố Núi của cà phê Thu Hà
(PLVN) - Cà phê Thu Hà khiêm nhường với những bộ bàn ghế mộc mạc trên phố Nguyễn Thái Học, TP Pleiku, Gia Lai. Đơn giản nhưng Thu Hà lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Hơn 60 năm nay, cà phê Thu Hà đã được không ít khách đến Pleiku lựa chọn mua về như món quà không thể thiếu của núi rừng Tây Nguyên.

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng

Khát vọng cà phê Tây Nguyên - Bài 3: Xây dựng thương hiệu cà phê của buôn làng để giữ rừng
(PLVN) - Với niềm đam mê cà phê từ nhỏ, anh Liêng Jrang Ha Hoang (sinh năm 1981, thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã mạnh dạn xây dựng, cho ra đời thương hiệu cà phê Chư Mui. Người đàn ông K’Ho này mong muốn khi thương hiệu cà phê quê hương lớn mạnh, dân làng sẽ có có cuộc sống ấm no hơn, từ đó chăm chút nương rẫy và không còn phá rừng nữa.

Đẩy mạnh nhận diện sản phẩm và kết nối tiêu thụ nông sản, làng nghề tỉnh Hưng Yên

Trao chứng nhận và cúp sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024 cho 5 sản phẩm, bộ sản phẩm của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(PLVN) - Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông sản, làng nghề của địa phương, tỉnh Hưng Yên đã triển khai dự án “Hỗ trợ nâng cao khả năng nhận diện sản phẩm, kết nối kênh tiêu thụ nông sản đặc sản, sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề” giai đoạn 2021 - 2025.

Hàng Việt “áp đảo” tại siêu thị V’mart

Các sản phẩm Việt Nam chiếm từ 80 - 85% tổng số hàng hóa bày bán tại V’mart.
(PLVN) - Với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, siêu thị V’mart không ngừng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng.

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường cho hàng Việt

Tại “Phiên chợ nông sản an toàn” hỗ trợ người dân khó khăn, UBMTTQVN và các đoàn thể phường Tân An đã khéo léo lồng ghép, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại địa phương.
(PLVN) - Để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", tỉnh Bình Dương đã tích cực triển khai hàng loạt chương trình xúc tiến thương mại nhằm quảng bá các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, từ sản phẩm OCOP cho đến các mặt hàng nông sản tiêu biểu đang dần chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.