Xác định Quy hoạch sông Hồng là trục cảnh quan của Thủ đô Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh thông tin Quy hoạch sông Hồng là trục cảnh quan của Thủ đô Hà Nội. Thông tin được chia sẻ tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa Bí thư Thành ủy Hà Nội với MTTQ Việt Nam các cấp TP năm 2023 diễn ra sáng 9/8. 
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh thông tin tại hội nghị.
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh thông tin tại hội nghị.

Tạo tổ chức không gian mới trong quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô

Theo đó, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết, về định hướng chung, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ tập trung vào một số vấn đề. Theo đó, xác định yếu tố văn hiến, văn minh, hiện đại cho Thủ đô.

Đây là nội dung đã được xác định trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ 2, nghiên cứu để phát triển đồng bộ giữa đô thị và nông thôn. Thứ ba, đầu tư và phát triển 2 bên Vành đai 4 trong bối cảnh nghiên cứu phát triển đô thị chung cho Hà Nội với các khu vực 2 bên Vành đai 4, 2 TP trực thuộc Thủ đô cùng khu vực phát triển huyện lên quận.

Nghiên cứu đối với 2 TP phía Bắc và Tây của Hà Nội sẽ hình thành trên cơ sở TP phía Bắc gồm 3 đơn vị, khu vực Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và TP phía Tây gồm khu vực Hòa Lạc và Xuân Mai để tạo dựng một cơ cấu mới trong tổ chức không gian của Hà Nội trước đây là TP trung tâm cùng với 5 đô thị vệ tinh sẽ hình thành cấu trúc mới, TP trung tâm, 2 TP trực thuộc và các đô thị vệ tinh tạo thành tổ chức không gian mới trong quy hoạch điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô.

Về tiến độ, TP sẽ tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan và các tổ chức, cá nhân, các bộ, ngành, trong khoảng tháng 9 và nửa đầu tháng 10/2023; báo cáo Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ, dự kiến vào tháng 12/2023.

Theo tiến độ này, trước khi báo cáo các cấp có thẩm quyền, Hà Nội sẽ kết hợp cùng điều chỉnh Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô để báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tháng 10/2023.

Liên quan tới quy hoạch sông Hồng, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho hay, đây là trục cảnh quan của Hà Nội, được xác lập theo Quyết định 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều ý kiến thấy rằng việc phát triển đô thị hiện nay chúng ta đang quay lưng và chưa đưa sông Hồng thành con sông trong nội thành Hà Nội.

Để cụ thể hóa Quyết định 1259/QĐ-TTg, Quy hoạch phân khu sông Hồng đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt phân khu R năm 2021 với định hướng phát triển về mặt cảnh quan, văn hóa, giao thông và khai thác hiệu quả quỹ đất 2 bên.

Lấy ý kiến cộng đồng dân cư về xây dựng quy hoạch phát triển 2 bờ sông Hồng

Sông Hồng kết hợp với 5 trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây- Cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài và trục phía Nam Hà Nội sẽ trở thành 5 trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch tới đây. Như vậy, trong thời gian tới, sông Hồng sẽ trở thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc-Nam Hà Nội, đi qua trung tâm của TP.

“Như vậy, về mặt hình thái, đô thị của Hà Nội sẽ quay mặt vào sông. Đây là nội dung đã được Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo cũng như truyền tải đến các chuyên gia trong tổ tư vấn để triển khai trong thời gian tới”, ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh nói.

Về tiến độ, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội nhấn mạnh, sông Hồng, dù đã có quy hoạch, vẫn cần các địa phương, các tổ chức, cơ quan, đơn vị triển khai, rà soát để đảm bảo theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc khoanh vùng phạm vi ranh giới khu vực hành lang thoát lũ để sớm trình duyệt các quy hoạch chi tiết 2 bên sông.

Về khớp nối của sông Hồng trong quy hoạch chung, cùng với 4 trục, trục cảnh quan sông Hồng sẽ là cảnh quan chính, mang yếu tố quyết định cho vấn đề cảnh quan, giao thông cũng như phát triển đô thị của 2 bên sông trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh thông tin, dự kiến, cùng với tiến độ phê duyệt giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024 của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, TP sẽ đồng loạt triển khai đối với các quy hoạch 2 bên sông.

Trong quá trình triển khai, TP sẽ lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, với sự tham gia, phối hợp của MTTQ Việt Nam TP và các cấp.

Cũng liên quan đến lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, chiều 9/8, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phối hợp với UBND các huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn tổ chức tọa đàm về các định hướng lớn Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Đại diện Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch Thủ đô thông tin, trên cơ sở phân tích hiện trạng, đơn vị tư vấn đã đề xuất phương án phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng gồm 3 huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn là TP dịch vụ, hội nhập quốc tế; Trung tâm hành chính, thương mại, giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích văn hoá, đóng vai trò động lực phát triển ở phía Bắc Thủ đô.

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng 2 mô hình TP trực thuộc Thủ đô, trong đó có mô hình tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mô hình này được xác định sẽ là nguồn lực, động lực trong tương lai của Hà Nội.

Do đó, các đơn vị cần nhận thức tầm quan trọng của nhiệm vụ được giao với sứ mệnh đem lại động lực mới, nguồn lực mới không chỉ cho 3 huyện mà cho cả TP và Vùng đồng bằng sông Hồng.

Ảnh minh họa: Gia Thịnh

Lâm Đồng rà soát các dự án phân lô, bán nền

(PLVN) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Tài chính, UBND TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) trên địa bàn TP Đà Lạt và TP Bảo Lộc đã được UBND tỉnh chấp thuận cho phép khu vực được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.
Dự án Novaworld Phan Thiết đang được tỉnh Bình Thuận xem xét giải quyết khó khăn về thủ tục pháp lý.

Bài 2: Chính quyền địa phương vào cuộc, hàng trăm dự án được 'gỡ khó'

 - Hiện nay, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho 142 dự án bất động sản, nhà ở trong tổng số 191 dự án mà các địa phương đã báo cáo. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh đã tháo gỡ khó khăn cho 44 dự án trong tổng số 148 dự án bị vướng mắc, đạt 30%.
Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

Bất động sản biển tạo sóng lớn 2024

(PLVN) -  Ngân hàng hạ lãi suất, dòng tiền được rút ra… nhưng không ít nhà đầu tư đang phải “vò đầu bứt tai” tìm kiếm bến đỗ đầu tư phù hợp khi kênh đầu tư ngoài bất động sản tiềm ẩn rủi ro, phân khúc đầu tư bất động sản với dòng vốn nhỏ thì đã tuyệt chủng.
Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

Bài 1: Cuộc giải cứu bất động sản đặc biệt chưa từng có

(PLVN) - Ngay trong quý I/2024, thị trường bất động sản ghi nhận sự quay trở lại của hàng loạt dự án cũ được tái khởi động, dự án mới mở bán, chủ đầu tư tung chính sách có lợi cho người mua nhà, hoạt động các sàn môi giới sôi động. Lãi suất ngân hàng giảm gia tăng niềm tin khách hàng, thanh khoản trên thị trường ghi nhận sức hút đến từ phân khúc chung cư và đất nền đô thị lớn, đô thị công nghiệp đặc biệt tháng 3/2024 lên đến hàng nghìn tỷ đồng/tuần.