Xác định nguyên nhân khiến giun chui lên mặt đất tại Tuyên Quang

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Trước hiện tượng giun chui lên mặt đất, chính quyền huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang vào cuộc xác định nguyên nhân.

Trong những ngày qua mạng xã hội lan truyền video ghi lại hiện tượng hàng loạt giun chui lên mặt tại cánh đồng trồng dưa thuộc thôn Trung Thành 1, xã Thành Long (Hàm Yên, Tuyên Quang) vào các buổi sáng.

Hiện tượng giun chui lên khỏi mặt đất xảy ra tại Hàm Yên, Tuyên Quang. Ảnh: CTV

Hiện tượng giun chui lên khỏi mặt đất xảy ra tại Hàm Yên, Tuyên Quang. Ảnh: CTV

Chiều 6/10, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các cơ quan chức năng huyện Hàm Yên đã xuống kiểm tra làm rõ nguyên nhân khiến hàng loạt giun chui lên mặt đất tại thôn Trung Thành 1, xã Thành Long.

Qua kiểm tra đánh giá cả khu vực ruộng dưa khoảng 15 sào của 6 hộ dân đang canh tác, nhận thấy giun rất khỏe mạnh, không bị chết. Cơ quan chuyên môn nhận định khu vực này trồng dưa nhiều vụ, đất tơi xốp, nhiều mùn rất thuận lợi cho giun sinh trưởng và phát triển, nên số lượng giun tập trung đông.

Bước đầu, đoàn kiểm tra xác định hiện tượng giun chui lên mặt đất xuất phát từ một số nguyên nhân, có thể do người dân sử dụng phân gà bón cho cây dưa, nên trong quá trình phân hủy sẽ sinh nhiệt khiến đất nóng, thiếu không khí trong đất.

Cánh đồng dưa được người dân sử dụng phân gà để bón và bịt túi nylon. Ảnh: Tuấn Tú

Cánh đồng dưa được người dân sử dụng phân gà để bón và bịt túi nylon. Ảnh: Tuấn Tú

Trong khi đó, các hộ dân còn dùng nylon phủ luống trồng dưa với mật độ dày cũng khiến không khí trong đất giảm khiến giun phải chui lên mặt đất để thở.

Bên cạnh đó, do thời tiết thay đổi, ban ngày trời nắng độ ẩm không khí thấp cộng với việc bón phân gà và bịt luống bằng nylon dẫn đến việc hiện tượng giun ngoi lên mặt đất.

Các cơ quan chuyên môn huyện Hàm Yên cũng đến kiểm tra hiện trường vụ sạt đất tại hộ ông Đặng Văn Đáp, cách khu vực ruộng dưa có giun chui lên mặt đất khoảng 100 m. Qua đánh giá, điểm sạt lở taluy này đã xảy ra từ ngày 12/9, cách xa khu ruộng dưa nên không liên quan gì đến hiện tượng giun bò lên mặt đất.

Cơ quan chuyên môn vào cuộc xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất. Ảnh: Tuấn Tú

Cơ quan chuyên môn vào cuộc xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất. Ảnh: Tuấn Tú

Theo bà Nguyễn Thị Tám - Chủ tịch UBND xã Thành Long (Hàm Yên, Tuyên Quang), chính quyền xã đã chỉ đạo cán bộ thôn Trung Thành 1 tuyên truyền để người dân không hoang mang, tránh không để có hoạt động mê tín dị đoan ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đồng thời, tiếp tục theo dõi sát hiện tượng này, nếu có bất thường cần thông báo sớm để có giải pháp phù hợp, tránh để hoang mang dư luận.

Đọc thêm

Trồng lại hơn 4.100 cây xanh bị gãy, đổ ở Hà Nội

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tại cuộc họp báo do UBND TP Hà Nội tổ chức hôm qua (3/10), ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Trung tâm, Sở Xây dựng) cho biết, qua cơn bão số 3, đa số cây xanh gãy, đổ là do không chống chịu được sức tàn phá của thiên nhiên, đặc biệt hệ thống cây xanh Hà Nội có tỷ lệ cây già cỗi lớn, môi trường đô thị chật hẹp, không đủ điều kiện cho bộ rễ phát triển tương đương tán lá.

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết

Đồng Nai tổ chức họp liên ngành để xử lý 20 cá thể hổ Bengal và 1 cá thể báo đã chết
(PLVN) - Ngày 3/10, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đồng Nai cho biết đã tổ chức cuộc họp liên ngành với Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường - Công an tỉnh, UBND TP Biên Hòa, Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và Hạt Kiểm lâm TP Biên Hòa để thống nhất phương án xử lý đối với 21 cá thể hổ, báo bị chết .

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Krathon. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay, 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).

Bắc Ninh 'tuyên chiến' với một số 'điểm nóng' ô nhiễm

Một cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Khương Lực)
(PLVN) - Thời gian qua, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm (huyện Tiên Du), phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) và xã Văn Môn (huyện Yên Phong) được đánh giá là một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cơ quan ban, ngành nhiều giải pháp chế tài đã được ban hành, áp dụng; từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các “điểm nóng” này đã dần “hạ nhiệt”.

Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến cộng đồng

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác trong sự kiện Ngày hội Dọn rác Thế giới 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những ngày cuối tuần qua, hàng trăm tình nguyện viên ở đủ các độ tuổi đã tham gia các chương trình bảo vệ môi trường như dọn rác, thu gom, tái chế rác… Những hành động dù nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên, thúc đẩy nhận thức cộng đồng và thói quen ứng xử thân thiện với môi trường, vì một Thủ đô xanh.

Tuần này Bắc Bộ chuyển mát, có nơi chuyển rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do chịu tác động của không khí lạnh, trong tuần này (30/9-6/10) khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, đêm và sáng trời lạnh; riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét.

Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.