Xác định nguyên nhân cá chết trắng ở Hồ Tây những ngày gần đây

Hình ảnh cá chết trắng nổi lềnh bềnh trên mặt hồ ngày 17/9 vừa qua.Nguồn ảnh Mỵ Châu
Hình ảnh cá chết trắng nổi lềnh bềnh trên mặt hồ ngày 17/9 vừa qua.Nguồn ảnh Mỵ Châu
(PLVN) - Theo Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Nguyễn Đình Khuyến cho biết, "nguyên nhân cá chết trong thời gian gần đây được xác định, 1 phần do thay đổi thời tiết , phần do hiện tượng tảo mọc nhiều và do lượng bùn rất nhiều tại khu vực hồ".

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam những ngày cuối tháng 8 và ngày đầu tháng 9, tại khu vực hồ Tây dọc đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên..., cá chết trắng nổi dạt vào bờ hồ, hình ảnh đó cũng gây mất mỹ quan cho mặt hồ.

Theo quan sát, cá chết có nhiều loại, to, bé và đa phần là loại cá trôi, cá mè… Có những con cá tầm 3-5kg cũng bị chết, nổi trắng ven mặt hồ. Hiện tượng này xảy ra sau khi Hà Nội trải qua đợt mưa lớn những ngày qua.

Xung quanh mặt nước quanh ven hồ rêu mọc nhiều. Nguồn ảnh MC
Xung quanh mặt nước quanh ven hồ rêu mọc nhiều. Nguồn ảnh MC

Theo chị N.T.H là người dân sống khu vực gần hồ cho biết, cứ sau trận mưa lớn lại xuất hiện cá chết hàng loạt như vậy. Còn nguyên nhân thì chúng tôi cũng không biết, nhưng hình ảnh cá chết trắng cũng thấy xót.

Thông tin về nội dung này, ngày 21/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Nguyễn Đình Khuyến cho biết, trong thời gian vừa qua có câu chuyện cá chết ở Hồ Tây, mặc dù quận Tây Hồ chưa được giao chính thức về việc quản lý nhưng chúng tôi luôn tiếp nhận thông tin nếu có sự phản ánh của người dân và báo chí.

Sau đó quận báo ngay cho Xí nghiệp thoát nước số 1 của công ty thoát nước Hà Nội yêu cầu đơn vị này xử lý ngay cá chết. Đồng thời quận huy động lực lượng như dân phòng, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cùng vào cuộc vớt cá chết. Thêm kinh phí tăng cường cùng vớt cá, huy động cả y tế khử khuẩn đảm bảo môi trường trong sạch.

"Tuy nhiên thời gian vừa qua, quận đã xác định nguyên nhân cá chết, trong đó có 1 số nguyên nhân, đó là do thay đổi thời tiết, phần do hiện tượng tảo mọc nhiều, lượng bùn rất nhiều tại khu vực hồ, do đó dẫn đến hiện tượng cá chết trong thời gian gần đây', Chủ tịch UBND quận Tây Hồ nói.

Ông Nguyễn Đình Khuyến cũng thông tin thêm về việc này, "UBND quận đã báo cáo HĐND quận cho xây dựng dự án cải tạo vệ sinh xung quanh hồ, sau đó xin ý kiến của Sở xây dựng, mặc dù chưa được giao quản lý nhưng những vấn đề mang tính chất cải tạo môi trường xung quanh hồ, Sở Xây dựng đã thống nhất để quận triển khai ngay đảm bảo vấn đề này"./.

Tin cùng chuyên mục

Khí hậu vùng núi cao giúp cải thiện lượng oxy trong máu, giúp con người ngủ ngon, sống thọ hơn. (Nguồn: AT)

Khi khí hậu... gây bệnh

(PLVN) - Khí hậu từ lâu đã được công nhận là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Từ các bệnh truyền nhiễm cho đến các vấn đề về hô hấp, khí hậu đóng vai trò vừa là nguyên nhân gây ra bệnh tật, vừa có khả năng trở thành phương thuốc tự nhiên chữa lành.

Đọc thêm

Bão số 3 tiếp tục giảm thêm 1 cấp

Cường độ của bão số 3 đã giảm tiếp 1 cấp.
(PLVN) - Theo ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, số liệu mới nhất, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào lúc 22h ngày 6/9, bão số 3 đã giảm tiếp 1 cấp, tức là cường độ của bão số 3 hiện còn ở cấp 14 giật cấp 17.

Khuyến cáo việc người dân cần làm để tránh siêu bão Yagi

Bão số 3 cách Quảng Ninh khoảng 420 km.
(PLVN) - Theo ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, Tổng cục KTTV, Bộ TN&MT, khi bão chưa vào đất liền, mọi người cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản...

Siêu bão cách Quảng Ninh 570km, các tỉnh gấp rút ứng phó

Bão số 3 cách Quảng Ninh 570km. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 10h hôm nay, bão số 3 chỉ cách Quảng Ninh 570km, với sức gió mạnh cấp 16 giật cấp 17. Các địa phương đã lên kế hoạch, tạm hoãn các cuộc họp chưa cấp bách để tập trung ứng phó với cơn bão số 3 ở mức cao nhất.

Không chủ quan trước thiên tai

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo dự báo hôm qua, bão số 3 đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Chính vì thế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp.

Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông trước khi bão số 3 đổ bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hiện tại cơn bão số 3 đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 400km, với tốc độ di chuyển 12km/h. Dự kiến, khoảng đêm 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có mưa dông

Cập nhật tin cơn bão số 3, người dân cần chủ động ứng phó dông lốc và mưa lớn

Người dân cần hết sức lưu ý, khi xảy ra mưa dông, nên hạn chế tham gia giao thông để đề phòng cây xanh gãy đổ, biển quảng cáo rơi gây tai nạn.
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, lúc 13h ngày 5/9, vị trí tâm siêu bão ở trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 460km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.

Bão số 3 giật trên cấp 17, hiện cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550km

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 3. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 550 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/giờ.

Tháng 9 này có nhiều ngày mưa

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, tháng 9 này cả nước sẽ có nhiều ngày mưa, trong đó khả năng xuất hiện một số đợt mưa vừa, mưa to diện rộng.