Xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày báo cáo tại phiên họp.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định; Số liệu về nợ đọng xây dựng cơ bản chưa chính xác; Bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất; Chi chuyển nguồn sai… là những vấn đề được Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn chỉ ra khi trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023 tại phiên họp Quốc hội chiều 16/5.

Xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng

Theo Tổng Kiểm toán nhà nước, qua tổng hợp nguồn kinh phí cải cách tiền lương cho thấy, số dư lũy kế nguồn này tăng nhanh qua các năm (năm 2021 là hơn 262.000 tỷ đồng, năm 2022 là hơn 432.000 tỷ đồng, năm 2023 là hơn 536.000 tỷ đồng).

Theo quy định hiện hành, các địa phương phải trích 70% nguồn tăng thu so với dự toán và nhiều nguồn khác để tạo nguồn cải cách tiền lương, trong khi dự toán thu lại có xu hướng lập không sát thực tế, dẫn tới số tăng thu cao, nhưng chủ yếu lại sử dụng cho tạo nguồn cải cách tiền lương, trong khi nhiều nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách khác, như chi đầu tư phát triển, chi khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo..., lại không có nguồn để chi.

“Kết quả kiểm toán tại các địa phương cho thấy, một số địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định hơn 3.500 tỷ đồng; theo dõi, quản lý nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp hơn 3.700 tỷ đồng; 18 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương không đúng quy định gần 1.400 tỷ đồng”, Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ rõ.

Còn bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

Đánh giá về công tác thu NSNN năm 2023, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn chỉ rõ, số quyết toán hơn 1.770.000 tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán giao, bằng 97,3% thực hiện năm 2022.

Qua kiểm toán công tác quản lý thu NSNN, KTNN chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như việc quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất vẫn còn tình trạng các đơn vị sử dụng đất, nhưng chưa có quyết định thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất; chưa điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời kỳ ổn định; xác định tiền thuê đất, miễn tiền thuê đất không đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản còn sai sót trong kê khai sản lượng để tính thuế tài nguyên; kê khai phí bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa đầy đủ...

Đối với công tác chi NSNN, Tổng Kiểm toán nhà nước cho biết, số quyết toán gần 1.937.000 tỷ đồng, bằng 93,3% dự toán (giảm hơn 139.000 tỷ đồng). Qua kiểm toán cho thấy, công tác quản lý chi NSNN còn hạn chế.

Cụ thể, về chi đầu tư phát triển, có 38 Bộ, cơ quan trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, trong đó một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn trong nước thấp (dưới 30%); tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 53,9% kế hoạch.

Ngoài ra, số liệu về nợ đọng xây dựng cơ bản chưa chính xác; còn tình trạng kéo dài kế hoạch vốn chưa đúng quy định tại một số địa phương được kiểm toán.

Đối với chi thường xuyên, KTNN cũng chỉ rõ nhiều bất cập. Theo đó, Bộ Tài chính phân bổ dự toán ngân sách trung ương (NSTW) để hỗ trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của NSTW số tiền gần 58.000 tỷ đồng chưa sát thực tế, dẫn đến phải hủy gần 38.000 tỷ đồng, chiếm 65,5% dự toán.

NSTW bổ sung cho địa phương để thực hiện các chính sách, chế độ mới về an sinh - xã hội do điều chỉnh chuẩn nghèo và các chính sách phát sinh mới sau thời điểm ngày 1/9/2021, số tiền hơn 8.400 tỷ đồng theo hình thức bổ sung cân đối là không đúng quy định tại quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến hết năm 2023, số kinh phí NSTW bổ sung có mục tiêu tại 39/56 địa phương được kiểm toán còn tồn, chưa hoàn trả NSTW theo quy định hơn 5.800 tỷ đồng, chiếm 4,17%.

Về chi chuyển nguồn, theo Báo cáo của KTNN, tổng chi chuyển nguồn hơn 1.200.000 tỷ đồng, bằng 39% tổng chi NSNN, tuy tỷ lệ chi chuyển nguồn trên tổng chi NSNN đã giảm 0,6% so với năm 2022 nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối. Qua kiểm toán có 19/56 địa phương chuyển nguồn sai hơn 3.400 tỷ đồng, 8/56 địa phương chuyển nguồn thiếu hơn 343 tỷ đồng.

Cần tập trung thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Từ những hạn chế, bất cập nêu trên, KTNN kiến nghị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý theo quy định đối với 3 dự án đã ký hiệp định nhiều năm nhưng chưa giải ngân, có phát sinh phí cam kết lớn; tổ chức, cá nhân không điều chỉnh quyết toán NSNN, theo quy định của Luật NSNN và Nghị quyết số 91/2023/QH15 của Quốc hội; làm thủ tục hủy vốn chưa chính xác dẫn đến còn phần vốn không được đàm phán để tái sử dụng…

Cùng với đó, KTNN thống nhất trình Quốc hội thông qua số liệu quyết toán NSNN năm 2023, cụ thể tổng thu cân đối NSNN 3.023.547 tỷ đồng; tổng chi cân đối NSNN 3.176.154 tỷ đồng; bội chi NSNN 291.564 tỷ đồng, bằng 2,83%GDP thực hiện.

Đọc thêm

Bảo đảm thông suốt hệ thống thông tin khi vận hành chính quyền 2 cấp

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cùng nhau hành động, triển khai các nhiệm vụ với tinh thần quyết tâm cao nhất.
(PLVN) - Chiều 24/6, chủ trì cuộc họp về rà soát, đánh giá, nâng cấp, phát triển các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành và phục vụ người dân, doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính theo mô hình mới, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh yêu cầu không được để gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trước và sau thời điểm tổ chức lại bộ máy.

Bộ Quốc phòng triển khai Đề án tổ chức quân sự 'tinh, gọn, mạnh'

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu chỉ đạo. Nguồn ảnh: Báo Quân đội Nhân dân
(PLVN) - Sáng 24/6, tại Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Quân khu tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan quân sự địa phương. Theo đó, các Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực (PTKV) trực thuộc Bộ CHQS cấp tỉnh được thành lập, thay thế mô hình Ban CHQS cấp huyện. Đại tướng Phan Văn Giang – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

‘Xóa’ phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh

Các đại biểu bấm quyết biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được thông qua đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Khẩn trương vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng khảo sát, kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại trụ sở phường Tây Hồ.
(PLVN) -  Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã khẩn trương tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp nhằm hoàn thiện hơn quy chế, quy trình giải quyết công việc. Thông qua việc vận hành thử nghiệm cũng xác định những tình huống, vướng mắc có thể phát sinh để kịp thời có phương án, giải pháp tháo gỡ nhằm bảo đảm từ ngày 1/7, chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động thông suốt, hiệu quả.

Thích ứng linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên định mục tiêu, giữ vững bản lĩnh, ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với tình hình. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành để đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với diễn biến tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và các diễn biến mới đây trên thế giới.

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7/2025, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm bảo đảm kết nối liên thông, thống nhất giữa Trung ương và địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

LỜI TRI ÂN NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Lại Xuân Môn tặng hoa chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam  xin bày tỏ lòng cám ơn tới các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác, cộng tác viên và bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc. 

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.