Xác định kiểu gen gây bệnh tay chân miệng nặng tại TP HCM

Hình minh họa. Nguồn ảnh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh
Hình minh họa. Nguồn ảnh Sở Y tế TP Hồ Chí Minh
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo kết quả giải trình tự gen được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu BV Nhi đồng 1 – BV Bệnh Nhiệt đới – Oucru, B5 là kiểu gen (subgenotype) của EV71, tác nhân gây bệnh tay chân miệng (TCM) nặng tại 3 bệnh viện Nhi của TP HCM.

Cả 6 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhi mắc bệnh TCM có triệu chứng nặng đang điều trị tại BV Nhi đồng 1 đều có kết quả PCR dương tính với EV71 và đều có kiểu gen B5. Kiểu gen B5 của EV71 lần đầu tiên được tìm thấy ở Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2007, và tại TP HCM năm 2015, 2018.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn Thành phố đã có 1.670 trẻ mắc bệnh TCM, so với cùng kỳ năm 2022 vẫn còn thấp (3.107 ca, 46,3%), trong đó có 270 ca điều trị nội trú. Tuy số ca mắc thấp hơn nhưng thật sự đáng lo ngại hơn khi virus Enterovirus 71 (EV71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp nặng.

Số liệu giám sát dịch bệnh của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho thấy, số trường hợp trẻ em mắc bệnh TCM tại TP HCM có dấu hiệu gia tăng nhanh trong các tuần gần đây. Cụ thể, số ca TCM bắt đầu tăng từ tuần 19 đến tuần 22. Số ca mắc TCM trong tuần 22 cao gấp hơn 2 lần số ca mắc TCM trong tuần 19.

Hiện có 31 ca đang điều trị, tất cả đều là trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có 7 ca nặng (1 ca TP HCM tại quận Tân Phú) và trong đó có 4 trường hợp đã xác định do EV71.

Theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 31/5/2023, đã có 1 trường hợp mắc TCM nặng và đã tử vong. Bệnh nhi do Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang chuyển đến trong tình trạng rất nặng với bệnh cảnh phù phổi cấp và sốc nặng (độ 4).

Bên cạnh đó, theo quy luật diễn tiến dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) hàng năm tại TP HCM thì mùa cao điểm của bệnh SXH sẽ bắt đầu khoảng tuần thứ 25 (khoảng 2 đến 3 tuần tới) và dự kiến sẽ kéo dài đến hết tháng 10 hàng năm. Trong 2 tuần qua tuy chỉ mới xuất hiện vài cơn mưa, nhưng qua giám sát của HCDC về hoạt động phòng chống dịch tại các phường xã, đã có 20 điểm nguy cơ (có lăng quăng) trong tổng số 39 điểm được giám sát, chiếm tỷ lệ trên 50%. Tỷ lệ này chắc chắn sẽ cao hơn nữa khi Thành phố bước vào mùa mưa, nếu từng địa phương và mỗi hộ gia đình không quyết liệt diệt muỗi, diệt lăng quăng để kiểm soát dịch.

Từ thực tiễn nêu trên, HCDC nhận định trong những tháng sắp tới TP HCM đứng trước nguy cơ dịch chồng dịch rất lớn nếu cả Thành phố không chủ động thực hiện đồng thời các biện pháp kiểm soát cả 2 bệnh này ngay từ lúc này.

Do đó, Sở Y tế đã chỉ đạo HCDC tập huấn lại công tác phòng chống dịch cho các Trung tâm Y tế, trạm y tế; đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hỗ trợ tuyến quận huyện phường xã trong các hoạt động chuyên môn...

Đối với mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, cần chủ động thực hiện những hành vi phòng bệnh cho bản thân và gia đình như rửa tay bằng xà phòng, truy tìm và loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng; ngoài ra gia đình có trẻ dưới 5 tuổi cần thường xuyên vệ sinh khử khuẩn bề mặt và đồ chơi của trẻ. Khi trong gia đình có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh truyền nhiễm cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.

Tin cùng chuyên mục

Cách tốt nhất để phòng ngộ độc methanol do uống rượu là không uống rượu Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Yến - Giám đốc Trung tâm Pháp y Hà Nội, methanol là một loại cồn rất độc, không được phép sử dụng trong rượu. Loại cồn này thường được sử dụng trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm làm dung môi... Tuy nhiên, thực tế vẫn có một hàm lượng methanol tự nhiên sinh ra khi sản xuất rượu, nhưng với lượng rất thấp. Tuy nhiên, trong các vụ ngộ độc do rượu chứa methanol gần đây thì hầu hết hàm lượng methanol trong rượu đều vượt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần cho phép. Cũng theo bà Yến, điều đáng lo ngại là nhiều người dân hiện nay vẫn chưa có ý thức đề phòng rượu giả và thiếu kiến thức nhận diện rượu có nguồn gốc từ cồn công nghiệp. Về nhận diện, methanol rất giống với rượu ethanol thông thường, thậm chí còn ngọt, dễ uống hơn. Khi mới uống, người uống cũng có cảm giác giống với say rượu nên dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, sau uống, bệnh nhân sẽ có biểu hiện mờ mắt, lơ mơ, thở nhanh và thở sâu giống như khó thở do nhiễm toan chuyển hóa, co giật, hôn mê, trong tình trạng nguy kịch... “Cách tốt nhất để phòng ngộ độc methanol do uống rượu là không uống rượu. Nếu không thể từ chối thì uống hạn chế và chỉ uống rượu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không uống các loại rượu trôi nổi, rượu giả, rượu không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ, không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân, không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị, trẻ em không được uống rượu, bia”, bà Yến nhấn mạnh.

Tỉnh táo khi uống rượu, đừng để rượu “uống” mình!

(PLVN) - Rượu từ lâu đã là một thức uống quen thuộc, gắn liền với đời sống con người, nhất là trong các dịp lễ, Tết, du xuân. Nhưng, có một điều không thể phủ nhận là việc lạm dụng rượu rất có tác hại đối với sức khỏe. Thời gian qua, tình trạng lạm dụng rượu có xu hướng tăng nhanh, phức tạp. Và đáng ngại hơn cả, trong số đó không ít trường hợp là do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, chất lượng kém.

Đọc thêm

Ứng dụng 'Bạch Mai Care' tiện lợi cho người trẻ, bệnh nhân lớn tuổi e dè

Ứng dụng 'Bạch Mai Care' tiện lợi cho người trẻ, bệnh nhân lớn tuổi e dè
(PLVN) - Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho ra mắt ứng dụng "Bạch Mai Care" với kỳ vọng giảm tình trạng quá tải, đặc biệt thông qua tính năng trả kết quả khám bệnh trực tuyến. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, ứng dụng này cũng đặt ra thách thức về khả năng tiếp cận của người lớn tuổi và những bệnh nhân chưa rành về công nghệ.

Cảnh giác với 'cò' giấy phép về hành nghề y, dược

Các quảng cáo cung ứng trái phép dịch vụ làm giấy phép hoạt động về y tế trên TikTok, website, facebook. Ảnh: Sở Y tế TP HCM
(PLVN) - Ngày 13/3, Sở Y tế TP HCM phát đi cảnh báo về trang web đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược,… Sở Y tế đã chuyển thông tin này đến Công an TP HCM để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.