Chương trình Nông thôn Mới

Xã Hợp Tiến sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết: Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Nhiều cá nhân tiêu biểu của thôn Cao Đôi được vinh danh và trao tặng quà.
Nhiều cá nhân tiêu biểu của thôn Cao Đôi được vinh danh và trao tặng quà.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xã Hợp Tiến (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) vốn là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử, địa chỉ đỏ rất đáng tự hào của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương. Bởi vậy, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - một sự kiện chính trị quan trọng trong đời sống cộng đồng các khu dân cư, địa phương luôn được nhân dân nơi đây đề cao, coi trọng và tham gia tổ chức sôi nổi tại các thôn làng, trong đó, điển hình là thôn Cao Đôi.

Thôn Cao Đôi nằm ở phía Đông bắc xã Hợp Tiến. Thôn được hình thành gần 300 năm nay, lúc đầu chỉ có 2 dòng họ với hơn chục nóc nhà sinh sống, thuộc tổng Cao Đôi cũ. Trải qua thăng trầm phát triển, năm 1948, thôn được sáp nhập vào xã Hợp Tiến và lấy tên là Cao Đôi. Tính đến tháng 10/2023, thôn có 274 hộ dân với 841 nhân khẩu, 8 dòng họ gồm 22 chi họ khác nhau.

Thời chiến tranh, nhân dân trong thôn đã cùng với toàn Đảng toàn dân tích cực tham gia lên đường chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc. Thôn có 4 gia đình được Chính phủ tặng Bằng khen có công với đất nước, 5 cán bộ tiền khởi nghĩa, 22 Liệt sĩ, 7 thương binh… và có hàng trăm gia đình, cá nhân được nhà nước trao tặng Huân huy chương các loại hay bảng vàng danh dự.

Ông Trần Đạt, Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Cao Đôi báo cáo tại Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức tại thôn Cao Đôi.

Ông Trần Đạt, Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Cao Đôi báo cáo tại Ngày hội Đại đoàn kết được tổ chức tại thôn Cao Đôi.

Những năm tháng chiến tranh dần lùi xa, nhưng niềm tự hào của người dân thôn Cao Đôi, xã Hợp Tiến về một thời hào hùng vẫn còn nguyên vẹn. Giờ đây, trên chặng đường đổi mới quê hương, niềm tự hào ấy được biến thành hành động thiết thực. Toàn Đảng bộ, chính quyền xã đoàn kết, lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương vững bước tiến lên.

Bởi vậy, đối với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, mỗi năm luôn được cán bộ và nhân dân trong thôn hưởng ứng nhiệt tình, nhằm đề cao vai trò dân tộc và đại đoàn kết dân tộc, tôn vinh và biểu dương các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới và xây dựng đời sống văn hóa mới trong cộng đồng khu dân cư.

Một số cơ quan, đoàn thể của huyện Nam Sách và xã Hợp Tiến tới chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Cao Đôi.

Một số cơ quan, đoàn thể của huyện Nam Sách và xã Hợp Tiến tới chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết tại thôn Cao Đôi.

Để Ngày hội này trở nên ý nghĩa, thiết thực hơn, vào sáng ngày 12/11 vừa qua, thôn đã long trọng tổ chức điểm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với sự tham dự của đông đảo cán bộ và bà con nhân dân trên địa bàn.

Báo cáo tại Ngày hội, ông Trần Đạt, Bí thư Chi bộ - Trưởng thôn Cao Đôi cho biết, trong những năm qua, dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhân dân trong thôn luôn chấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước. Đặc biệt sự đoàn kết của nhân dân trong thôn luôn luôn hiện hữu, mọi người cùng giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội, chủ động phát triển các mô hình kinh tế, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Nhờ kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân đã không ngừng được cải thiện và nâng cao, năm sau cao hơn năm trước. Đến thời điểm hiện tại, thu nhập bình quân đầu người ước đạt từ 70 - 75 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân chung của xã, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,46%.

Nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế tốt, gia đình mẫu mực, văn hoá, gia đình khó khăn cũng được trao tặng quà động viên nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế tốt, gia đình mẫu mực, văn hoá, gia đình khó khăn cũng được trao tặng quà động viên nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngoài việc đoàn kết phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, với tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thôn đã cùng toàn xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Đặc biệt, tại thôn Cao Đôi, công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, trong cộng đồng luôn được thường xuyên quan tâm, duy trì. 100% các hộ dân thực hiện tốt việc phân loại, xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt tại nguồn, để rác thải sinh hoạt đúng ngày, đúng nơi quy định. Năm 2023, với sự cố gắng của Ban hộ tự cùng sự tự nguyện của người dân đã cùng nhau kêu gọi, ủng hộ hoàn thành được công trình nhà thờ tổ với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng…

Ông Lê Văn Tuấn – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở thôn Cao Đội.

Ông Lê Văn Tuấn – Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở thôn Cao Đội.

Nhiệt liệt biểu dương và ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực cùng những kết quả đạt được của nhân dân thôn Cao Đôi trong năm qua, ông Lê Văn Tuấn - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến nhấn mạnh: Hàng năm, cứ đến dịp này, các thôn trong toàn xã vẫn luôn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là một hoạt động ý nghĩa, sâu sắc, thiết thực, là dịp để bà con trong thôn gặp gỡ, giao lưu, tổng kết các phong trào thi đua và cùng nhau tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ tạo không khí vui tươi, đoàn kết trong thôn.

Nhiều tiết mục văn nghệ được nhân dân trong thôn giao lưu trong Ngày hội Đại đoàn kết.

Nhiều tiết mục văn nghệ được nhân dân trong thôn giao lưu trong Ngày hội Đại đoàn kết.

Đồng thời, đây cũng là dịp để mọi người cùng ôn lại lịch sử vẻ vang của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam trong suốt 93 năm qua, để mỗi người nhận thức đầy đủ hơn về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.

Ông Tuấn cũng đề nghị thôn cũng như nhân dân trong xã luôn tích cực thực hiện tốt các cuộc vận động do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, giữ vững danh hiệu làng văn hoá; tăng cường vai trò giám sát và phối hợp chặt chẽ với chính quyền để thường xuyên đối thoại, lắng nghe, nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

* Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Chương trình Nông Thôn Mới: 'Cú hích' đưa Ứng Hòa vươn mình đổi mới

Diện mạo nông thôn mới ở huyện Ứng Hòa ngày càng khang trang, sạch đẹp.
(PLVN) - Từ một huyện thuần nông với hạ tầng thiếu đồng bộ và đời sống người dân còn khó khăn, huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) đã biến chương trình Nông thôn mới thành "cú hích" mạnh mẽ để thay đổi diện mạo. Nhờ sự quyết tâm của lãnh đạo và sự đồng lòng của nhân dân, vùng quê này đã khoác lên mình một diện mạo giàu đẹp, khang trang, trở thành điểm sáng trong hành trình đổi mới nông thôn.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Diện mạo nông thôn mới kiểu mẫu xã Liên Châu.
(PLVN) - Năm 2024, cùng với việc tập trung các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí trở thành huyện nông thôn mới (NTM) mới, huyện Yên Lạc chọn các xã Nguyệt Đức và Liên Châu để đẩy mạnh xây dựng xã NTM kiểu mẫu, từ đó, xây dựng kế hoạch, lộ trình nhân rộng ra các địa phương khác trong huyện. Đây là tiền đề quan trọng để Yên Lạc trở thành đô thị trong tương lai không xa.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì

Xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao: Kinh nghiệm hay từ Thanh Trì
(PLVN) -  Là huyện đầu tiên của Hà Nội được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023, Thanh Trì đã về đích sớm hơn hai năm so với kế hoạch. Những kết quả đạt được không chỉ là thành tựu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì mà còn là bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong công tác xây dựng nông thôn mới.

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới

Đông Anh (Hà Nội): Hiệu quả từ phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, huyện Đông Anh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bên cạnh vai trò chủ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thì Ủy ban MTTQ huyện Đông Anh cũng có đóng góp quan trọng về tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác này.

Diện mạo nông thôn mới tại một xã nghèo ở Sơn La

Cánh đồng lúa tại xã Huy Tường, huyệ Phù Yên, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Xã Huy Tường (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đang ngày càng đổi thay, đường vào các bản, xóm đã được bê tông hóa, đời sống vật chất tinh thần Nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao... Đó là kết quả của quá trình hưởng ứng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.

Từ đột phá trong xây dựng nông thôn mới đến những bản làng đáng sống ở Sơn La

Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo NTM tỉnh miền núi Sơn La đang từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững

Xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Định cần đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững
(PLVN) - Sáng 01/10, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 với sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo tỉnh Bình Định.

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Vũng Liêm phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Huyện Vũng Liêm (tỉnh Vĩnh Long) đang nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm cải thiện đời sống nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đến nay, địa phương đã đạt được nhiều kết quả đáng tích cực và tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong tương lai gần.

Đấu giá sinh vật cảnh gây quỹ phòng chống lụt bão

Cộng đồng nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn tham dự Festival Sinh vật cảnh Hà Nội 2024 quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống lụt bão.
(PLVN) - Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 đã quyên góp hàng trăm triệu đồng qua đấu giá tác phẩm Sinh Vật Cảnh, để ủng hộ Quỹ phòng chống lụt bão. Tiếp nối thành công, phiên đấu giá tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 14/9, kêu gọi cộng đồng tiếp tục chung tay hỗ trợ đồng bào vùng thiên tai.

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới

Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(PLVN) - Qua 13 năm triển khai thực hiện, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã huy động hơn 3.500 tỷ đồng nguồn vốn xây dựng huyện NTM từ nguồn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng, doanh nghiệp, Nhân dân đóng góp và nhiều nguồn huy động khác.