Xã hội phân hóa giàu nghèo và sự hình thành nhà nước đầu tiên

Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại sớm nhất của văn hóa Đông Sơn
Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại sớm nhất của văn hóa Đông Sơn
(PLO) - Những di vật của văn hóa Đông Sơn đã trở thành những tư liệu sống động, phản ánh cuộc sống sôi động, hào hùng của chủ nhân văn hóa Đông Sơn từ hơn hai nghìn năm trước. Trên cơ sở văn hóa Đông Sơn, nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.

Tên gọi “Văn hóa Đông Sơn” có từ lúc nào?

Theo các tài liệu, thời đại đồ sắt là thời kỳ chính cuối cùng trong hệ thống ba thời đại để phân loại các cộng đồng xã hội thời tiền sử, nó diễn ra sau thời đại đồ đồng. Niên đại và bối cảnh diễn ra không đồng nhất theo từng quốc gia hay khu vực địa lý. Theo các tài liệu, thời đại đồ sắt bắt đầu vào thế kỷ 12 TCN tại Trung Đông cổ đại, Ấn Độ cổ đại (với nền văn minh Veda hậu-Rigveda) và Hy Lạp cổ đại (với thời đại hắc ám Hy Lạp). Trong các khu vực khác của châu Âu, thời đại này bắt đầu muộn hơn nhiều. Thời đại đồ sắt bắt đầu vào thế kỷ 8 TCN tại Trung Âu và vào thế kỷ 6 TCN tại Bắc Âu.

Ở Việt Năm, thời kỳ đồ sắt nổi bật với nền văn hóa Đông Sơn (700 Tr.CN- 100). Văn hóa Đông Sơn có vị trí và vai trò đặc biệt trong tiến trình lịch sử văn hóa Việt. Qua gần 90 năm phát hiện và nghiên cứu, văn hóa Đông Sơn được biết đến như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc- Nhà nước đầu tiên thời đại các vua Hùng.

Văn hóa Đông Sơn từng tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung Bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực Đền Hùng), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm.

Đông Sơn là tên một làng nằm ở bờ sông Mã, cách cầu Hàm Rồng khoảng 1km về phía thượng nguồn (thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Sử liệu chép lại, năm 1924, người nông dân Nguyễn Văn Lắm ở làng Đông Sơn khi ra bờ sông Mã câu cá đã tìm thấy một số đồ đồng ở nơi bờ sông sạt lở. Viên thuế Quan người Pháp tại tỉnh Thanh Hóa tên Pajot- một người say mê nghiên cứu lịch sử Đông Dương và phong tục tập quán của người Việt Nam đã mua những đồ đồng đó và đem đến trường Viễn Đông bác cổ (EFEO) để xác định giá trị. 

Được sự ủy quyền của giám đốc EFEO thời đó, từ năm 1924 đến năm 1932, viên quan Pajot tiến hành khai quật ở Đông Sơn và thu được nhiều hiện vật có giá trị. Năm 1929, với những hiện vật thu được ở Đông Sơn kết hợp với những di vật do các nhà nghiên cứu của Pháp tìm thấy ở lưu vực sông Hồng, các học giả về Đông Nam Á trên thế giới đã biết về “Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ”.

Cây đèn đồng hình người quỳ thời văn hóa Đông Sơn, một bảo vật quốc gia
Cây đèn đồng hình người quỳ thời văn hóa Đông Sơn, một bảo vật quốc gia

Năm 1934, R. Heine Geldern, một nhà nghiên cứu người Áo lần đầu tiên đề nghị định danh nền văn hóa đó là “Văn hóa Đông Sơn”. Cùng với Gloubew (1929), Geldern coi Văn hóa Đông Sơn có vai trò của “văn hóa mẹ” đối với toàn vùng Đông Nam Á. Những di vật Văn hóa Đông Sơn đã được người dân Việt Nam biết đến từ lâu, nhưng từ năm 1934, thuật ngữ “Văn hóa Đông Sơn” mới có chính thức.

Công cuộc tìm hiểu, nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiên cứu Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Năm 1957, học giả Đào Duy Anh coi Văn hóa Đông Sơn là văn hóa đồ đồng. Dưới ánh sáng của những phương pháp nghiên cứu mới, thông qua việc phúc tra lại những di tích và thẩm định lại những sưu tầm quan trọng của Văn hóa Đông Sơn trong tiến trình lịch sử dân tộc. Nhận thức đó cũng được củng cố qua các hội nghị nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương trong thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX.

Dưới góc độ nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc học, Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa thời đại kim khí cách ngày nay khoảng 2000- 2500 năm, có nguồn gốc bản địa với địa bàn phân bố rộng rãi (từ biên giới phía Bắc đến tỉnh Quảng Bình ở Bắc Trung Bộ) và bao gồm nhiều nhóm di tích có niên đại sớm muộn khác nhau.

Đỉnh cao trống đồng 

Văn hóa Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá trình hội tụ lâu dài từ những nền văn hóa trước đó. Nguồn gốc cơ bản để hình thành nền Văn hóa Đông Sơn là các giai đoạn “Tiền Đông Sơn” từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun. 

Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hóa phát triển cùng thời trên đất nước như văn hóa Sa Huỳnh (ở Nam Trung Bộ) và văn hóa Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai). Văn hóa Đông Sơn được coi là trung tâm phát triển trong khu vực như trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), Trung tâm Điền (Vân Nam, Trung Quốc).

Chính vì vậy, đặc trưng cơ bản của Văn hóa Đông Sơn là tính thống nhất trong đa dạng. Đỉnh cao của Văn hóa Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn mà ở đó, người Việt đã hoàn toàn làm chủ nguyên liệu và công nghệ chế tạo đồng thau. Đồ đúc đồng có mặt trong toàn bộ đời sống vật chất tinh thần của người Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời này đã đạt đến trình độ hoàn mỹ. Đồ đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn không thể lẫn với bất cứ nền văn hóa khảo cổ nào khác trên thế giới. Trống đồng là loại di vật điển hình nhất của Văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng là linh vật của người Việt cổ được sử dụng trong các lễ hội, nó còn là bộ sử bằng hình ảnh khi chữ viết chưa phát triển. Trống đồng Đông Sơn có quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật. Trống đòng thể hiện tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ. Điều đó thể hiện ở chỗ có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất cả trống đồng Đông Sơn là hình mặt trời và chim Lạc (xuất phát từ chỗ người Việt cổ gắn với văn minh lúa nước nên thờ thần mặt trời và những loài chim gắn bó với đồng ruộng).

Trên cơ sở phân tích kiểu dáng và phong cách hoa văn trang trí, cùng trang phục của các hình người trang trí trên trống đồng, các nhà khảo cổ học đã phân loại trống đồng Đông Sơn thành các loại hình có niên đại sớm muộn khác nhau. Trong đó, nhóm trống Ngọc Lũ đẹp nhất, có niên đại sớm nhất. Các nhà khảo cổ cũng đã nghiên cứu và nhận ra sự khác biệt của trống đồng Đông Sơn với trống đồng của tộc Điền Vân Nam, Trung Quốc, từ đó xác định, trống đồng Đông Sơn là di vật tiêu biểu của người Việt cổ thời dựng nước đầu tiên của dân tộc. Trải qua quá trình phát triển hàng mấy trăm năm, dù có sự thay đổi nhất định, nhưng trống đồng Đông Sơn vẫn giữ được kiểu dáng và các loại hoa văn cơ bản. Đó chính là những đặc trưng cơ bản của truyền thống văn hóa Việt cổ, mà ngày nay chúng ta vẫn còn bắt gặp trong các đường trang trí trên váy Mường, trên các nhạc cụ của người Việt... 

Sự hình thành nhà nước đầu tiên

Có những nghiên cứu cho rằng trên cơ sở văn hóa Đông Sơn, nhà nước văn minh đầu tiên của người Việt, nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng và nối tiếp là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương đã phát triển, trước khi bị ảnh hưởng của nền văn minh Hán.

Các nhà khảo cổ từng đưa ra một số giả thiết rằng, để phục vụ cho trồng trọt, cư dân Đông Sơn bấy giờ đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò để lấy sức kéo và phân bón. Các gia súc, gia cầm cũng được chăn nuôi rộng rãi như lợn, gà, chó. Nghề thủ công cũng đạt những bước phát triển rất quan trọng, đặc biệt với sự phát triển của luyện kim. Các di chỉ khuôn đúc đồng, xỉ đồng đã minh chứng nghề luyện kim do các cư dân Hùng Vương sáng tạo ra. Cùng với đó, nghề làm gốm, cũng phát triển, sản phẩm đa dạng.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội bắt đầu có sự phân công lao động giữa công nghiệp và thủ công nghiệp. Sự trao đổi sản phẩm giữa các địa phương cũng bắt đầu mở rộng, sản phẩm thặng dư xuất hiện ngày một nhiều hơn. Từ đó đã  tạo ra sự phân hóa xã hội. Những của cải chung bị một số người chiếm làm của riêng. Từ đó chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển đã dẫn tới hiện tượng phân hóa giàu nghèo. Bằng chứng là qua các mộ táng được khảo cổ, một số mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo nhưng có mộ lên tới 20, 24 hiện vật. Đó được xem là minh chứng cho sự tan rã quan hệ cộng đồng nguyên thủy.

Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hóa thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Sự phân hóa đó diễn ra từ từ, trải qua quá trình dài từ giai đoạn Phùng Nguyên tới Đông Sơn. Gắn liền với đó là sự ra đời các tầng lớp xã hội gồm: Quý tộc (tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh), nô tì, dân tự do.

Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học, những di vật của văn hóa Đông Sơn đã trở thành những tư liệu sống động, phản ánh cuộc sống sôi động, hào hùng của chủ nhân văn hóa Đông Sơn từ hơn hai nghìn năm trước. Và văn minh Đông Sơn đã trở thành một thành tố quan trọng cho việc lập nên quốc gia, dân tộc Việt Nam, và là niềm tự hào của chúng ta về tổ tiên thủa bình minh của lịch sử.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.