Xã đảo Long Sơn vươn vai hóa rồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong hai cuộc kháng chiến, xã đảo Long Sơn, TP Vũng Tàu được biết đến là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng. Ngày nay, khi nhiều tiềm năng, thế mạnh được đánh thức, Long Sơn thay da đổi thịt từng ngày, đời sống nhân dân được nâng cao mọi mặt.

Vùng đất giàu truyền thống

Trước khi nói về lịch sử đấu tranh gìn giữ quê hương xứ sở của nhân dân xã đảo Long Sơn, xin nhắc lại chuyện về người có công đầu khai hoang mở đất Long Sơn, là Ông Trần.

Trước khi trở thành Ông Trần, người đàn ông này là nghĩa sĩ kháng Pháp Lê Văn Mưu. Sau khi phong trào khởi nghĩa thất bại, trên hành trình trốn chạy sự truy lùng của giặc Pháp, người nghĩa sĩ đưa gia đình rời miệt đất phương Nam đến vùng đất này, để trở thành một phần lịch sử của Long Sơn người ta biết bây giờ.

Đồng thời với quá trình chinh phục vùng đất hoang sơ khắc nghiệt, chiêu mộ dân lập làng dựng ấp, Ông Trần cũng không quên việc ươm mầm tri thức, truyền bá đạo nghĩa, trong đó răn dạy mọi người yêu thương đùm bọc nhau, nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Ông Trần thường lấy lời thơ của Nguyễn Đình Chiểu để răn mình và dạy người: “Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình”.

Ông vẫn thường nêu gương Lục Vân Tiên, chàng trai không sợ hiểm nguy cứu người hoạn nạn, trung với nước, hiếu với dân để mọi người noi theo. Thế nên, khi cuộc kháng chiến chống giặc Pháp bùng nổ, nhiều người dân theo đạo Ông Trần tham gia vào hàng ngũ chiến đấu, còn vùng đất này trở thành chỗ dựa của nhiều cơ quan kháng chiến Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xã đảo Long Sơn nhiều năm qua nổi tiếng với nghề nuôi hàu trên sông.

Xã đảo Long Sơn nhiều năm qua nổi tiếng với nghề nuôi hàu trên sông.

Núi rừng Long Sơn xanh tốt, những kênh rạch chằng chịt ẩn khuất sau bạt ngàn sú vẹt và đặc biệt là lòng dân luôn hướng về cách mạng, đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng, chở che các chiến sĩ yêu nước. Từ năm 1945 đến năm 1959, xã Long Sơn có 3 Chi bộ Đảng, gần 100 đảng viên với số dân lúc đó dưới 3.000 người. Du kích Long Sơn từng tiêu diệt một trung đội lính Pháp (năm 1947), đánh thiệt hại nặng một đại đội đi càn của địch vào năm sau đó.

Thời kháng chiến chống Mỹ, bất chấp bao cuộc càn quét của địch, các đơn vị quân giải phóng được nhân dân Long Sơn che giấu, giúp đỡ hoạt động trong vòng vây quân thù. Đội du kích Long Sơn là đội du kích mạnh của đặc khu rừng Sác, được xây dựng và hoạt động đúng chỉ đạo của Đảng bộ đặc khu: “Không chiến đấu không thành du kích”. Long Sơn cũng trở thành điểm hậu cần của đặc công rừng Sác trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Người dân Long Sơn đã tích cực góp sức người, sức của cho suốt hai cuộc kháng chiến. Nhiều gia đình là cơ sở cách mạng trung kiên, bao con em Long Sơn đã tham gia quân đội giải phóng, hy sinh anh dũng cho thắng lợi chung của đất nước. Long Sơn với chiến khu rừng Sác lừng danh, trở thành căn cứ địa vững chắc của quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhiều lần càn vào rừng Sác đảo Long Sơn, quân đội Mỹ đã phơi thây trên đám sình lầy, tổn thất nặng nề. Những chiến công oanh liệt ấy ngày nay người dân Long Sơn vẫn còn nhắc nhớ: “Rừng Sác bịt mắt kẻ thù/ Nhưng là lá chắn chiến khu quân mình”. Cũng tại đây, sau khi tiến vào giải phóng Long Sơn vào những ngày cuối tháng 4/1975, quân đội chủ lực củng cố lực lượng, chuẩn bị cho trận đánh quyết định giải phóng Vũng Tàu.

Long Sơn bấy giờ trở thành pháo đài, nơi hỗ trợ cho cuộc tấn công của đại đoàn bộ binh, cũng là nơi xuất phát của lực lượng thủy quân tiến vào thành phố theo đường biển. Hai gọng kìm của quân và dân địa phương Long Sơn cùng đại quân tấn công vào thành phố Vũng Tàu, nhanh chóng giành được thắng lợi quyết định khi giải phóng thành phố trưa ngày 30/4/1975.

Long Sơn vươn mình phát triển

Được bao bọc bởi kênh rạch và sông biển, xã đảo Long Sơn có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả lĩnh vực quốc phòng, an ninh lẫn kinh tế xã hội. Xã đảo gồm đảo chính Long Sơn nằm men theo triền núi Nứa và đảo nhỏ Gò Găng, diện tích đất 92 km², chiếm tới 65% diện tích đất toàn TP Vũng Tàu. Long Sơn đầy đủ núi, sông, đồng bằng, biển, trong đó núi Nứa mang dáng hình một con rồng xanh vươn ra biển lớn.

Trước năm 1975, nơi đây còn là một vùng quê hẻo lánh, giao thông với bên ngoài vô cùng khó khăn, đời sống nhân dân nhiều thiếu thốn khi không điện nước, y tế giáo dục vô cùng hạn chế. Sau ngày giải phóng, đời sống kinh tế xã hội của Long Sơn ngày một đi lên, từ năm 1991, xã Long Sơn thuộc TP Vũng Tàu.

Ngày nay dân số trên đảo đã hơn 15.000 người, trong đó phần đông cư dân theo tín ngưỡng Ông Trần. Người dân Long Sơn ban đầu làm kinh tế bằng canh tác nông nghiệp và làm ruộng muối, đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc. Khoảng 20 năm nay, người dân Long Sơn có nghề mới là nuôi trồng thủy hải sản, đem lại nguồn thu nhập khá hơn.

Du khách tham quan khu di tích Nhà Lớn Long Sơn trong dịp lễ.

Du khách tham quan khu di tích Nhà Lớn Long Sơn trong dịp lễ.

Những năm gần đây, Long Sơn được biết đến là nơi nổi tiếng với đặc sản hàu và nghề nuôi hàu xuất khẩu. Nhiều người đã ví xã đảo Long Sơn là “vương quốc hàu”. Nơi đây nhờ vị trí gần biển, nhiệt độ ấm quanh năm và nồng độ muối phù hợp, diện tích rừng ngập mặn lớn với nhiều sinh vật phù du là thức ăn tự nhiên cho hàu, giúp hàu ở đây dày và ngọt thịt, ngon có tiếng.

Hình thành từ những năm 2000, khu nuôi hàu trên sông Chà Và đến nay đã phát triển lên đến gần ngàn hộ với khoảng 3.000 ha nuôi mặt nước. Nhiều năm qua, Long Sơn là một vựa hàu, thủy hải sản cung cấp cho Vũng Tàu và các vùng phụ cận. Xã đảo còn nổi tiếng bởi mô hình nhà hàng lồng bè nổi trên sông Chà Và, thu hút lượng lớn du khách. Nghề nuôi hàu đã giúp nhiều hộ dân ở Long Sơn có cuộc sống khấm khá hơn, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Những năm gần đây, Long Sơn còn được nhiều người biết đến bởi hoạt động du lịch phát triển, thu hút được lượng lớn du khách trong nước và cả nước ngoài. Điều này là nhờ địa phương đã biết đánh thức các tiềm năng, lợi thế của mình. Đó là địa hình đa dạng, kết hợp hài hòa giữa biển, núi, đồi, đất ngập nước, đồng bằng tạo nên nguồn tài nguyên du lịch phong phú gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, nguồn thủy hải sản dồi dào, cảnh quan thơ mộng.

Nơi đây cho du khách nhiều trải nghiệm như leo núi Nứa ngắm toàn cảnh khu vực, lênh đênh sông nước hít thở không khí trong lành, hòa mình vào bức tranh thiên nhiên hữu tình và nhịp sống thư thả, bình dị của một làng biển, trải nghiệm công việc thu hoạch hàu, lưới cá, mò cua, bắt ốc… của cư dân địa phương, thưởng thức ẩm thực đặc trưng nơi đây.

Ngoài ra, trải nghiệm đặc biệt và để lại ấn tượng với du khách là nhịp sống yên ả đậm chất Nam bộ, sự dung dị, hồn hậu của những người theo tín ngưỡng Ông Trần. Đó là hình ảnh những người mặc áo bà ba đen, tóc búi tó củ hành, đầu trần, chân đất ở Nhà Lớn Long Sơn và những sắc thái văn hóa cổ sơ, những tập quán sinh hoạt, lễ tục vô cùng kỳ lạ.

Cùng với đó, vẻ đẹp kiến trúc, văn hóa có một không hai của khu di tích Nhà Lớn cùng với lịch sử hình thành của di tích chính là điểm nhấn trong hoạt động du lịch Long Sơn. Ý thức được tầm quan trọng của du lịch đối với phát triển kinh tế, địa phương thời gian qua đã có nhiều hoạt động thúc đẩy đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm, hình thức du lịch gắn liền phát triển bền vững.

Ngoài hoạt động du lịch đang ngày một phát triển, Long Sơn còn có tiềm năng để phát triển nhiều lĩnh vực như chế biến hải sản, cảng biển, xây dựng khu công nghiệp, dịch vụ dầu khí... Trong đó, các dự án lớn đã được triển khai giúp kinh tế xã đảo ngày một phát triển đi lên, đời sống người dân nâng cao từng ngày.

Hàng loạt dự án lớn nên vóc nên hình tại Long Sơn

Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam có tổng vốn đầu tư khoảng 5,4 tỉ USD, chính thức được khởi công ở Long Sơn vào tháng 2/2018. Đến tháng 12/2021, dự án đã đạt 70% tiến độ, dự kiến đi vào hoạt động vào giữa năm 2022. Khi vận hành, dự án sẽ đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 60 triệu USD/năm.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tích cực triển khai dự án đường Long Sơn - Cái Mép với tổng mức đầu tư hơn 1.188 tỉ đồng, nhằm kết nối xã đảo Long Sơn tới cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải. Long Sơn cũng được quy hoạch, thực hiện nhiều dự án lớn như: Trung tâm Điện lực Long Sơn (gần 200 ha), sân bay Gò Găng (gần 250 ha), khu đô thị Gò Găng. Hàng loạt dự án lớn cùng với nhiều tiềm năng sẵn có, hứa hẹn đưa Long Sơn phát triển vượt bậc trong tương lai.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.