WikiLeaks gây chấn động bằng hàng trăm nghìn văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ

Trang mạng WikiLeaks ngày 28-11 công khai nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ cho nhiều tờ báo hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều thông tin nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phổ biến hạt nhân.

Trang mạng WikiLeaks ngày 28-11 công khai nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ cho nhiều tờ báo hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều thông tin nhạy cảm về chủ nghĩa khủng bố và vấn đề phổ biến hạt nhân. Nhà Trắng và nhiều nước liên quan đã lập tức kịch liệt lên án hành động này.

 

Nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ vừa được công khai trên trang mạng WikiLeaks (Ảnh: Reuters)

Nội dung của 250.000 văn thư ngoại giao nội bộ của Mỹ vừa được công khai trên trang mạng WikiLeaks (Ảnh: Reuters)

Tờ "Thời báo Niu Yoóc" cho biết trong những điều được tiết lộ trong các văn thư nội bộ trên, có vụ từ năm 2007 khi Mỹ tìm cách bí mật tháo dỡ chất urani tinh chế từ một lò phản ứng nghiên cứu của Pakixtan do lo sợ chất này có thể được chuyển đi nơi khác để sử dụng trong một "thiết bị hạt nhân bất hợp pháp". Báo này tường trình rằng cho tới nay nỗ lực đó đã thất bại. Một thông tin nhạy cảm khác là tình báo Mỹ tin rằng Iran đã sở hữu 19 quả tên lửa BM-25 tiên tiến có khả năng tấn công các mục tiêu ở châu Âu và hiện đang dốc sức phát triển một thế hệ tên lửa mới.

 

Tờ "Người bảo vệ" của Anh thì công bố các văn thư ngoại giao khác cho thấy giới chức Mỹ đã được lệnh bí mật theo dõi các nhà lãnh đạo tại Liên hợp quốc theo một chỉ thị được ký với tên Hilari R. Clintơn năm 2009. Oasinhtơn cũng từng yêu cầu Trung Quốc ngăn chặn những chuyến hàng chuyển giao các bộ phận tên lửa từ Triều Tiên tới Iran . Dẫn một văn thư ngoại giao năm 2007, báo trên cho hay Mỹ đã cung cấp cho phía Trung Quốc các thông tin cụ thể về một chuyến hàng dự kiến được trung chuyển qua Bắc Kinh. Tuy nhiên, không rõ Bắc Kinh có hành động theo yêu cầu của Oasinhtơn hay không.

 

Theo thông tin mới tiết lộ, Quốc vương Arập Xêút Ápđula bin Áp An Adít, các nhà lãnh đạo Ixraen và nhiều đồng minh khác của Mỹ từng hối thúc Oasinhtơn tấn công quân sự nhằm ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Iran . Ngoài ra, giới chức Mỹ- Hàn cũng đã thảo luận về triển vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên một khi Bình Nhưỡng gặp khó khăn về kinh tế và chính trị. Còn theo tạp chí "Tấm gương" của Đức, một nhà ngoại giao Mỹ đã miêu tả Thủ tướng Italia Xinviô Bécluxcôni là "cẩu thả, tự phụ và là một nhà lãnh đạo châu Âu thiếu hiệu quả thời hiện đại".

 

Số tài liệu này còn đề cập tới hàng loạt nhà lãnh đạo trên thế giới như Tổng thống Ápganixtan Hamít Cadai, nhà lãnh đạo Libi Môamơ Cađaphi, Tổng thống Nga Đmitơri Métvêđép, Thủ tướng Nga Vlađimia Putin, Thủ tướng Đức Angiêla Mécken, Tổng thống Pháp Nicôla Xáccôdi...

 

Tờ "Thời báo Niu Yoóc", tờ "Tấm gương" và tờ "Người bảo vệ" nằm trong số các báo in được tiếp cận các tài liệu mật trước khi chúng được phát tán trên trang web của WikiLeaks.

 

Ngay sau khi những thông tin ngoại giao nhạy cảm bị tung ra, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã cực lực lên án, cho rằng hành động này không những gây phương hại đến các nỗ lực bênh vực nhân quyền mà còn đe dọa sinh mạng cũng như sự nghiệp của những người có tên trong các tài liệu. Trong một tuyên bố, Thư ký Nhà Trắng Rôbớt Ghíp  nhấn mạnh việc các tờ báo đăng trên trang nhất những thông tin "không phản ánh chính sách và cũng không định hình quyết sách của Mỹ" có thể gây ảnh hưởng sâu sắc không chỉ tới lợi ích chính sách đối ngoại của Oasinhtơn mà còn tác động tới đồng minh và bạn bè của Mỹ trên toàn thế giới.

 

Trước đó, Cố vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Harâu Cô, đã viết thư cho người sáng lập WikiLeaks Giulian Átxangiơ, bác bỏ thương lượng với WikiLeaks về việc trang mạng này dự định công bố 3 triệu tài liệu liên quan tới ngành ngoại giao Mỹ.

 

Từ Ốttaoa, Ngoại trưởng Canađa Lorenxơ Kennơn đã coi việc WikiLeaks dồn dập tiết lộ các thông tin ngoại giao nhạy cảm là "đáng chỉ trích", vô trách nhiệm và "có thể đe dọa an ninh quốc gia". Hiện Chính phủ Canađa đang dốc sức đối phó với nguy cơ WikiLeaks tiết lộ một loạt các công văn của Mỹ về Canađa vào ngày 1-12 tới.

 

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Xécgây Lavrốp cũng lên án vụ việc này và cho rằng thủ phạm là “những tên trộm trên mạng Internet”. Tại một cuộc họp nội các ở Rôma, Ngoại trưởng Italia Phrancô Phráttini, cũng khẳng định tài liệu của WikiLeaks sẽ gây ra "những hậu quả tiêu cực" và là dấu hiệu của một âm mưu nhằm huỷ hoại hình ảnh của nước này.

 

Theo báo giới Mỹ, các tài liệu của WikiLeaks tiết lộ lần này liên quan tới quan điểm ngoại giao của Oasinhtơn trong giai đoạn từ tháng 12-1966 đến hết tháng 2-2010. Đây là lần thứ ba WikiLeaks tiết lộ tài liệu mật liên quan tới Mỹ. Trước đó, trang mạng này đã công bố gần 500.000 hồ sơ của Mỹ về các cuộc chiến tại Ápganixtan và Irắc gây chấn động dư luận thế giới.

 

Các vụ tiết lộ thông tin mật của WikiLeaks được cho là vụ rò rỉ thông tin tình báo lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ, báo động tác hại tiềm tàng đối với ngành ngoại giao nước này. Vụ việc trên được coi là nghiêm trọng đến mức các nhà ngoại giao Mỹ trên thế giới đã được yêu cầu bỏ kỳ nghỉ cuối tuần nhân dịp Lễ Tạ ơn, một ngày lễ hết sức quan trọng của người Mỹ, để trực và sẵn sàng xoa dịu sự giận dữ có thể bùng lên khi những nhận xét “thiếu ngoại giao” về một nhân vật hay một nước nào đó bị phơi bày.

 

WikiLeaks là một trang mạng đóng tại Thụy Điển, chuyên đăng tải nội dung các thông tin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố, nhưng vẫn giữ tính nặc danh của nguồn tin. Thụy Điển mới đây đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với nhà sáng lập Átxangiơ với những cáo buộc phạm tội cưỡng hiếp và quấy rối tình dục./.

 

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.