WHO tiết lộ nội dung cuộc họp cấp cao với Trung Quốc về COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết họ đã tổ chức một cuộc họp với các quan chức y tế cấp cao của Trung Quốc để tìm hiểu tình hình COVID-19 tại nước này.

Theo thông cáo báo chí Báo Người Lao Động nhận được từ WHO hôm 31-12-2022, cuộc họp cấp cao đã được tổ chức một ngày trước đó giữa các bên: WHO, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) và Cơ quan Quản lý và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc.

Các quan chức cấp cao của NHC và CDC Trung Quốc đã thông báo cho WHO về chiến lược và hành động đang được triển khai của nước này trong các lĩnh vực dịch tễ học, giám sát các biến thể, tiêm chủng, chăm sóc lâm sàng, truyền thông và R&D (nghiên cứu và phát triển).

Người dân đeo khẩu trang tại lễ đón năm mới ở thủ đô Bắc Kinh đêm 31-12-2022 - Ảnh: REUTERS

WHO cho biết họ đã một lần nữa yêu cầu chia sẻ thường xuyên dữ liệu cụ thể, theo thời gian thực về tình hình dịch tễ học - bao gồm thêm dữ liệu về trình tự gien SARS-CoV-2, dữ liệu về tác động của dịch bệnh bao gồm số ca nhập viện, nhập viện ICU và tử vong, dữ liệu về tiêm chủng (đặc biệt là ở những người dễ bị tổn thương và những người trên 60 tuổi).

WHO nhắc lại tầm quan trọng của việc tiêm phòng và tiêm nhắc lại để bảo vệ chống lại bệnh nặng và tử vong cho những người có nguy cơ cao.

WHO kêu gọi Trung Quốc tăng cường giải trình tự gien SARS-CoV-2, quản lý lâm sàng và đánh giá tác động, đồng thời bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ trong các lĩnh vực này.

Các nhà khoa học Trung Quốc cũng được mời tham gia chặt chẽ hơn vào mạng lưới chuyên gia COVID-19 do WHO đứng đầu, bao gồm cả mạng lưới quản lý lâm sàng COVID-19. WHO đã mời các nhà khoa học Trung Quốc trình bày dữ liệu chi tiết về trình tự gien SARS-CoV-2 tại cuộc họp của Nhóm tư vấn kỹ thuật về sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 vào ngày 3-1 sắp tới.

Việc giải trình tự gien SARS-CoV-2 và tổng hợp về cơ sở dữ liệu chung GISAID là một hoạt động quan trọng được WHO kêu gọi các nước thành viên tăng cường năng lực từ đầu đại dịch, bởi dữ liệu này giúp nắm bắt các biến chủng đang tham gia vào các đợt bùng phát, từ đó kịp thời phát hiện khi virus đột biến và tạo ra "biến chủng mới cần quan tâm".

Tổng Giám đốc WHO nhấn mạnh "tính minh bạch"

Viết trên Twitter, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "WHO một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch và chia sẻ dữ liệu thường xuyên để xây dựng các đánh giá rủi ro chính xác và đưa ra phản ứng hiệu quả".

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus - Ảnh: WHO

Trong thông điệp tiếp theo về năm mới 2023, tiến sĩ Tedros thay mặt WHO gửi lời cảm ơn đến tất cả nhân viên y tế vì lời thề cứu người của họ, cũng như cảm ơn mọi người trên thế giới đang nỗ lực để bảo vệ và tăng cường sức khỏe chung.

"Có một câu ngạn ngữ cổ Ả Rập nói rằng những người có sức khỏe là có hy vọng, mà những ai có hy vọng là có tất cả. Vì vậy, tôi chúc các bạn một năm 2023 tràn đầy sức khỏe và hy vọng" - người đứng đầu WHO viết.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.