WHO phát động sáng kiến tìm vắcxin và thuốc điều trị Covid-19, Mỹ từ chối tham gia

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) -Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã mở một hội nghị trực tuyến với các quốc gia trên thế giới, phát động sáng kiến tìm ra vắcxin và thuốc điều trị Covid-19, tuy nhiên Mỹ lại từ chối tham gia. 

Theo Reuters, WHO coi đây là "sự hợp tác mang tính bước ngoặt" để chống lại Covid-19. Mục đích của sáng kiến này là tăng tốc độ phát triển các xét nghiệm, thuốc và vắcxin an toàn, hiệu quả để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị Covid-19, đồng thời đảm bảo cả các nước giàu và nghèo được tiếp cận các phương pháp điều trị công bằng.

“Chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa chung và chúng ta chỉ có thể đánh bại nó bằng cách tiếp cận chung. Theo kinh nghiệm từ trước đến nay, mặc dù khi đã có công cụ trong tay, nhưng không được phân phát công bằng. Chúng ta không nên để điều này xảy ra”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. 

Một số nhà lãnh đạo từ châu Á, Trung Đông và châu Mỹ cũng tham gia hội nghị này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã tham gia hội nghị, đồng thời lên tiếng ủng hộ WHO.  

Tuy nhiên, một số quốc gia lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga không tham gia. Người phát ngôn phái đoàn thường trực Mỹ tại Geneva trước đó nói với Reuters rằng, Mỹ không tham gia vào sáng kiến này. “Dù Mỹ không tham dự cuộc họp đang được thảo luận, nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm tiếp tục dẫn đầu trong các vấn đề sức khỏe toàn cầu, bao gồm cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện tại", người phát ngôn trả lời qua email.  

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị trực tuyến.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị trực tuyến. 

Tổng thống Macron kêu gọi tất cả các nước G7 và G20 hãy ủng hộ sáng kiến này của WHO và nói thêm rằng, “Tôi hy vọng chúng ta cùng xoay quanh sáng kiến này, Mỹ  và Trung Quốc đi tới đồng thuậnh, bởi cuộc chiến chống Covid-19 là cuộc chiến của nhân loại, không nên có sự chia rẽ và giành giật thắng thua trong thời điểm này”. 

Trong khi đó, bà Angela Merkel cũng cho rằng, “Sáng kiến  liên quan đến lợi ích chung toàn cầum, nhằm sản xuất vaccine và phân phối nó đến tất cả mọi quốc gia trên thế giới”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.