WHO: Cứ sau 40 giây, thế giới lại có một người tự sát

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Tự sát đang là vấn đề nghiêm trọng đối với toàn cầu hiện nay. Nó xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính và mọi khu vực trên thế giới. Cứ sau 40 giây lại có một người tự tử. Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong giới trẻ. Ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ nam giới tự tử cao gấp 3 lần phụ nữ. Những con số này được đánh giá là nhiều hơn số lượng binh lính tử trận trong chiến tranh.

Đây là những thông tin và số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra trong Ngày Thế giới Phòng chống Tự sát (10/9). Theo đó, gần 800.000 người chết vì tự tử mỗi năm, nhiều hơn số người thiệt mạng vì sốt rét, do bệnh ung thư vú, do chiến tranh hoặc do giết người. Tỷ lệ tự tử khác nhau giữa các quốc gia lứa tuổi và giới tính, có những quốc gia, cứ 100.000 người thì có 5 người tự tử, nhưng có những quốc gia tỷ lệ này lên tới 30 người tự tử trên 100.000 dân. 

Tỷ lệ tự tử ở nam giới cao gấp 3 lần phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập cao, trong khi tỷ lệ tự tử giữa nam và nữ ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp tương đối cân bằng. Các phương pháp tự tử phổ biến nhất là treo cổ, uống  thuốc trừ sâu và tự tử bằng súng.

Theo các chuyên gia của WHO nhận định, tự tử là nguyên nhân thứ 2 sau tai nạn giao thông, dẫn đến cái chết ở người trẻ trong độ tuổi từ 15-29. Trong số thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi, tự tử là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở nữ giới, sau nguyên nhân mang thai ở tuổi vị thành niên. Đồng thời là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở nam sinh sau chấn thương ở trên đường và bạo lực giữa các cá nhân.

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong các hoạt động phòng chống tự tử ở một số quốc gia, nhưng WHO kêu gọi các quốc gia cần phải hành động nhiều hơn nữa để phòng chống tự tử. Tổng số nước có chiến lược ngăn ngừa tự tử quốc gia hiện chỉ có 38 quốc gia, vẫn còn quá ít các chính phủ tham gia và các nước  cần phải cam kết đưa ra các chiến lược cụ thể phòng chống tự tử.

“Mỗi cái chết là một bi kịch đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tuy nhiên, tự sát có thể phòng chống. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia kết hợp các kế hoạch phòng chống tự sát vào chương trình giáo dục và y tế quốc gia theo cách bền vững”, Tổng giám đốc WHO-Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Các biện pháp chính có hiệu quả trong việc giảm tự tử là hạn chế khả năng tiếp cận các phương tiện được sử dụng để tự tử. Một trong số đó là hạn chế tiếp cận với thuốc trừ sâu là một trong những biện pháp hiệu quả nhất nhằm giảm số lượng người tự sát hiện nay. 

Hiện có nhiều bằng chứng quốc tế cho thấy các quy định cấm sử dụng thuốc trừ sâu có mức độ nguy hiểm cao có thể dẫn đến việc giảm tỷ lệ tự tử ở các quốc gia. Bởi thuốc trừ sâu có độc tính cao, thường dẫn đến các ca tử vong, đặc biệt trong những tình huống không có thuốc giải độc hoặc không có cơ sở y tế gần đó. Điển hình, tại Sri Lanka, hàng loạt lệnh cấm thuốc trừ sâu có mức độ nguy hiểm cao đã làm giảm 70% tỷ lệ tự tử, ước tính cứu được 93.000 mạng sống từ năm 1995 đến 2015. Hay lệnh cấm thuốc diệt cỏ paraquat tại Hàn Quốc đã giúp giảm 50% số người chết vì tử tự sát từ năm 2011 đến 2013.

Tiếp đó, cần tăng cường giáo dục qua các phương tiện truyền thông, đưa ra các báo cáo về vấn nạn tự tử. Thực hiện các chương trình giáo dục trong giới trẻ nhằm xây dựng các kỹ năng sống cho phép họ có thể xử lý được với những căng thẳng trong cuộc sống. Xác định sớm và theo dõi những người có nguy cơ tự tử.

Ngoài ra, việc đăng ký kịp thời và theo dõi thường xuyên về vấn đề tự tử ở cấp quốc gia là nền tảng hiệu quả của các chiến lược phòng chống tự tử quốc gia. Hiện chỉ có 80 trong số 183 quốc gia thành viên của WHO cung cấp dữ liệu chính xác vào năm 2016. Hầu hết các quốc gia không có dữ liệu đó là thu nhập thấp và trung bình. Việc giám sát tốt hơn sẽ tạo điều kiện cho các chiến lược ngăn ngừa nạn tự tử hiệu quả hơn và báo cáo chính xác hơn về những tiến bộ hướng tới các mục tiêu toàn cầu.

Mới đây, WHO cũng đã tiến hành hợp tác với các đối tác trên toàn cầu gồm Liên đoàn Thế giới về Sức khỏe Tâm thần, Hiệp hội Quốc tế về Phòng chống Tự sát và Liên hiệp Sức khỏe Tâm thần Toàn cầu thực hiện chiến dịch “40 giây hành động” nhằm nâng cao nhận thức về quy mô tự sát trên toàn cầu mà mỗi cá nhân có thể phòng chống.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.