WB phê duyệt khoản vay mới hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam ngày 6/6 cho biết, cùng ngày, Ban giám đốc WB đã phê duyệt khoản vay IDA với tổng mức cam kết 84,4 triệu USD hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện cải cách chính sách đa ngành nhằm tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu trên cơ sở bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển giao thông và năng lượng xanh.

Khoản vay Hỗ trợ ngân sách thực hiện chính sách về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh có mục tiêu giúp củng cố và mở rộng những kết quả đạt được trong Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu 2016 – 2020 (SP-RCC). 

Khoản vay này hỗ trợ các chính sách tăng cường bảo vệ tài nguyên nước, thực hành tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh giảm phát thải từ các phương tiện giao thông và phát triển năng lượng tái tạo.

“Khoản vay mới này tập trung vào những lĩnh vực có khả năng tạo ra những thay đổi có tính đột phá để giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu. Khoản vay này thể hiện cam kết mạnh mẽ của WB hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tiếp tục những thành công của Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời là cầu nối để chuyển sang giai đoạn mới với các chương trình biến đổi khí hậu sau năm 2020”, ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam – nhấn mạnh.

Khoản vay này sẽ hỗ trợ các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu của Chính phủ thông qua nâng cao công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và quản lý hiệu quả đầu tư công cho ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Các nội dung hỗ trợ bao gồm các chính sách giúp tăng cường công tác quy hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu (đặc biệt trong quy hoạch rừng và quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long), xây dựng ngân sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước.

Khoản vay này cũng sẽ tập trung vào các nội dung thúc đẩy giao thông và năng lượng sạch nhằm giảm phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí. 

Các nội dung hỗ trợ bao gồm các quy định nghiêm ngặt hơn về tiêu chuẩn khí thải của phương tiện giao thông, thực hiện chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các cơ chế khuyến khích phát triển điện gió quốc gia.

Chính phủ Việt Nam đã xây dựng Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu làm tiền đề cho việc thực hiện các cam kết quốc gia về biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris – Đóng góp quốc gia tự quyết định được xây dựng năm 2016 và triển khai từ năm 2020. 

Những cam kết này bao gồm mục tiêu cắt giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 2020 – 2030 hoặc 25% trong điều kiện có hỗ trợ quốc tế và các mục tiêu về thích ứng với biến đổi khí hậu trong đó yêu cầu lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào 90% kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn.

Khoản vay này cũng hỗ trợ Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 thông qua hỗ trợ ngân sách từ nguồn vốn vay ưu đãi và các chính sách giúp đối phó với đại dịch.

Các chính sách nâng cao hiệu quả quản lý rừng sẽ góp phần giảm nguy cơ bùng phát các dịch bệnh mới liên quan đến động vật, trong khi tăng cường đầu tư cho quản lý tài nguyên thiên nhiên thích ứng khí hậu sẽ bổ trợ cho gói kích cầu kinh tế hỗ trợ thu nhập cho khu vực nông thôn và nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng.

Khoản vay do Tổ chức Phát triển quốc tế cung cấp thông qua tái cam kết vốn IDA kết dư từ tháng 7 năm 2019 từ các dự án do WB hỗ trợ tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.