WB giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống còn từ 2 - 2,5%

Theo WB, đợt cách ly xã hội kéo dài tại các trung tâm kinh tế đã gây thiệt hại đáng kể đến tăng trưởng GDP.
Theo WB, đợt cách ly xã hội kéo dài tại các trung tâm kinh tế đã gây thiệt hại đáng kể đến tăng trưởng GDP.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 13/10, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 10/2021, trong đó chỉ ra những tác động của làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ tư.

GDP quý III/2021 sụt giảm mạnh

WB cho biết, tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong quý III-2021 của Việt Nam đã giảm 6,2% so cùng kỳ năm trước, là mức giảm mạnh nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP theo quý.

Do đó, mặc dù nửa đầu năm 2021 có kết quả tăng trưởng tốt, mức suy giảm sâu mới ghi nhận khiến nền kinh tế nước ta chỉ được ước tính tăng trưởng từ 2,0% đến 2,5%, tùy thuộc vào mức độ mạnh mẽ của quá trình phục hồi kinh tế trong quý IV-2021. Đây là mức dự báo thấp hơn đáng kể so với con số 4,8% mà WB công bố thời điểm tháng 8/2021.

Tuy nhiên, WB lạc quan rằng, với số lượng ca nhiễm mới bắt đầu giảm, Hà Nội và một số địa phương đã nới lỏng những hạn chế nghiêm ngặt giúp cho mức độ đi lại, chỉ số sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bắt đầu hồi phục, mặc dù vẫn ở mức thấp hơn so với cách đây một năm.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng 4,9% (so với tháng trước) những vẫn thấp hơn 5,5% so với cách đó một năm.

Cùng với đó, cán cân thương mại hàng hóa đã cải thiện do tăng trưởng nhập khẩu chậm lại (kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 0,6% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm 2020). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng 26,1% trong tháng 9, là tháng tăng thứ ba liên tiếp. Điều này thể hiện các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào tiềm năng dài hạn của nền kinh tế.

Các nhà máy sản xuất ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đều hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn do các hạn chế đi lại tiếp tục được áp dụng. Trong khi đó, các trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo lớn ở miền Bắc (trừ Hà Nội) vẫn đạt tốc độ tăng trưởng hai con số nhờ kiểm soát đại dịch thành công.

Do các nhà máy sản xuất điện thoại và thiết bị viễn thông chủ yếu đặt ở miền Bắc, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành này tăng trưởng 19,6% (so với tháng trước) và 10,1% (so cùng kỳ năm trước), ghi dấu một trong những điểm sáng ít ỏi của ngành công nghiệp. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chỉ đạt 40,2 trong tháng 9, cho thấy điều kiện kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn.

Lạm phát vẫn ở mức thấp trong bối cảnh nhu cầu trong nước còn yếu, trong khi tiền đồng tiếp tục tăng giá danh nghĩa trên thị trường chính thức trong nước. Tăng trưởng tín dụng giảm tốc do cầu tín dụng suy yếu vì các hoạt động kinh tế chững lại, nhưng vẫn tương đương với các mức trước đại dịch nhờ ngân hàng tiếp tục cung cấp vốn vay ưu đãi và cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Tình hình thị trường lao động xấu đi

Mặc dù tin tưởng vào sức tăng trưởng dương của nền kinh tế Việt Nam trong năm nay, WB cảnh báo tiến trình phục hồi có thể gặp một số trở ngại. Trước hết, đó là tình hình thị trường lao động xấu đi đáng kể, khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý vừa qua giảm 2,6% so với quý trước đó. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng 1% và 1,8% trong cùng thời gian này.

Mức lương thực tế bình quân tháng giảm 10,1% (so quý trước) và 12,1% (so cùng kỳ năm trước), một bước lùi đáng kể trong quá trình phục hồi thu nhập bắt đầu từ quý III/2020. Diễn biến xấu đi của thị trường lao động phản ánh tác động bất lợi của đợt cách ly xã hội và cho thấy những khó khăn kinh tế mà nhiều hộ gia đình có thể đang phải gánh chịu.

Tình trạng này thể hiện tác động kinh tế bất lợi của đợt cách ly xã hội kéo dài tại các trung tâm kinh tế lớn.

Theo WB, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý III giảm 2,6% so với quý II.

Theo WB, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong quý III giảm 2,6% so với quý II.

Bên cạnh đó, việc nối lại các hoạt động kinh tế sau giai đoạn cách ly xã hội kéo dài đang phải đối mặt với một số trở ngại như có thể thấy qua kinh nghiệm các nước khác trên thế giới. Tái khởi động các nhà máy sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ có thể gặp phải vấn đề thiếu hụt lao động và sản phẩm.

Ngoài ra, về ngân sách, theo WB, ngân sách tháng 9 bội chi lớn nhất từ đầu năm khi thu ngân sách giảm 21,7% (so cùng kỳ năm trước). WB lý giải, kết quả này có thể do hoạt động kinh tế bị chững lại.

Về chi ngân sách, sau khi giảm mạnh trong tháng 8, giải ngân vốn đầu tư công tăng 3,9% trong tháng 9 (so cùng kỳ năm trước). Trong khi đó, mặc dù phải tăng chi để kiểm soát đợt dịch lần thứ 4 và để hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình, nhưng chi thường xuyên vẫn giảm 3,6% (so cùng kỳ năm trước) trong tháng 8 và 12,7% trong tháng 9 (so cùng kỳ năm trước).

Đáng chú ý, trong tháng 9, một số biện pháp hỗ trợ tài khóa bổ sung được thông qua, trong đó có gói hỗ trợ tài chính trị giá khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 10. Gói hỗ trợ này chủ yếu bao gồm miễn giảm thuế do hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa bị giảm doanh số và các doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Ngoài ra các cấp có thẩm quyền cũng phê duyệt gói giảm 30% tiền thuê đất cho doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng trong đợt dịch đang diễn ra. Chính phủ vay 38,5 nghìn tỷ đồng trên thị trường trong nước trong tháng 9, nâng tổng vay nợ tính từ đầu năm lên 248,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 71% kế hoạch năm.

Trong bối cảnh đó, WB cho rằng, Việt Nam cần nối lại các hoạt động sản xuất công nghiệp và cung cấp dịch vụ có thể gặp phải vấn đề thiếu hụt lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng; giúp gỡ bỏ những nút thắt về logistics, tiếp tục thực hiện xét nghiệm và tiêm vaccine, và khuyến khích dịch chuyển lao động cần được ưu tiên. Các cấp có thẩm quyền nên áp dụng chính sách tài khóa mở rộng và sử dụng các công cụ tài khóa khác nhau trong khả năng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.

“Trước hết, giảm sự cứng nhắc về thủ tục trong thực hiện ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển sẽ giúp hỗ trợ tổng cầu. Thứ hai, mở rộng hơn nữa hỗ trợ cho người lao động cả ở khu vực chính thức và phi chính thức, cũng như các hộ gia đình sẽ giúp họ vượt qua khó khăn có thể xảy ra khi quay lại làm việc. Thứ ba, cũng cần tiếp tục hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp để tái khởi động các hoạt động kinh doanh sau một thời kỳ dài đóng cửa, đặc biệt trong ngành dịch vụ du lịch, ăn uống và lưu trú”, Báo cáo của WB nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Những xe hàng đầu tiên vào Công viên Logistics Viettel.

Viettel phát triển hạ tầng logistics tại Lạng Sơn: Góp phần giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu phía Bắc

(PLVN) - Khi Công viên logistics Viettel (ở cửa khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn) hoàn thành đầu tư các hạng mục và đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả tối ưu cho vận tải hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, giải quyết tình trạng quá tải tại cửa khẩu, rút ngắn thời gian thông quan.

Đọc thêm

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.