Vượt tuyến chỉ để chữa ho - lỗi tại năng lực trạm y tế cơ sở?

Vượt tuyến chỉ để chữa ho - lỗi tại năng lực trạm y tế cơ sở?
(PLO) - Chẳng phải ngẫu nhiên mà người bệnh đổ dồn lên khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến Trung ương trong khi đó các trạm y tế cơ sở đìu hiu, vắng vẻ. Đóng vai trò là tuyến y tế cơ sở, có ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, tuy nhiên, trong những năm qua, mạng lưới trạm y tế các xã, phường chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa tạo được lòng tin đối với người bệnh.

Vượt tuyến chỉ để chữa ho, viêm họng

Một thực tế lâu nay vẫn tồn tại trong suy nghĩ của đại bộ phận người dân đó là họ xem trạm y tế chỉ có nhiệm vụ tiêm vắc xin trong diện tiêm chủng mở rộng và cấp thuốc bảo hiểm y tế định kỳ, cho trẻ uống vitamin.... Do thiếu tin tưởng vào trạm y tế nên khi chỉ mắc những bệnh thông thường, người dân vẫn chấp nhận tốn kém hơn để đến các bệnh viện tuyến trên khám, chữa bệnh.Từ tâm lý đó, trái ngược với cảnh bệnh nhân chen chúc, đợi chờ ở các bệnh viện tuyến thành phố, trung ương thì việc khám bệnh ở các trạm y tế vẫn là điều ít ai mặn mà. Đa phần các trạm y tế ở mỗi xã, phường, đều luôn trong tình trạng đìu hiu, thưa thớt người bệnh. 

Khi được hỏi về việc tới khám bệnh tại trạm y tế, không ít người dân thẳng thắn chia sẻ, khi có bệnh, họ không tìm đến trạm y tế mà ít nhất là chuyển thẳng về bệnh viện tuyến huyện hoặc tuyến Trung ương. Đơn cử như chị Nguyễn Thị Vân (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông) chia sẻ: “Dù có bị bệnh, tôi cũng không đến trạm y tế phường bởi có tới trạm y tế thì dẫu sao sau vẫn phải chuyển lên các bệnh viện tuyến trên bởi vậy đi một lần cho đỡ lãng phí nhiều thời gian đi lại. Mặc dù, cũng có con nhỏ đang trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng nhưng tôi cũng không cho con tiêm phòng tại phường bởi qua báo chí thấy có không ít trường hợp gặp sốc sau khi tiêm phòng tại các trạm y tế do đó tôi cũng hơi áy náy, e ngại”.

Thậm chí ở những nơi xa các bệnh viện tuyến trung ương, người dân sống ở khu vực ngoại thành còn e dè về chất lượng khám, chữa bệnh ở các trạm y tế nhiều hơn, chị Nguyễn Thị Huyền (huyện Mỹ Đức – Hà Nội) cho biết, cũng từng có đôi lần đột nhiên con chị bị ho liên tục, không cắt cơn ho, quá hoảng, chị cho con tới trạm y tế nhưng kết quả không như chị kỳ vọng. Có lần tới trạm nhưng không có bất cứ nhân viên nào trực tại trạm, còn những lần có y tá trực ở trạm thì họ cũng không có cách nào để giúp con chị cắt được cơn ho, họ khuyên đưa cháu tới bệnh viện ngay lúc đó. Cũng rất muốn được khám, chữa bệnh ở nơi gần nhà cho thuận tiện nhưng qua những lần như thế, chị không còn mặn mà với trạm y tế. 

Thực tế, chẳng phải ngẫu nhiên mà người dân không tin tưởng, mặn mà với trạm y tế bởi do năng lực phòng bệnh, quản lý sức khỏe, chăm sóc sức khoẻ dựa vào cộng đồng còn yếu. Hiệu quả hoạt động của nhiều trạm y tế còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa được kiểm soát, công tác hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra còn hạn chế.

Hơn nữa trạm y tế chỉ thực hiện được khoảng 60% các dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật, chủ yếu là do thiếu cán bộ hoặc cán bộ chưa được đào tạo, thiếu trang thiết bị. Trong khi cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng: trong tổng số 11.000 trạm y tế xã, có gần 3.200 trạm y tế cần được xây mới và hơn 3.000 trạm y tế cần được nâng cấp, sửa chữa.

Một ví dụ từ trạm y tế xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình được Sở Y tế tỉnh đánh giá là trạm y tế xã thu hút được đông bệnh nhân với khoảng 7.000 người/năm, nhưng trạm y tế này mới thực hiện được 60% số danh mục kỹ thuật trong gói dịch vụ y tế cơ bản mà Bộ Y tế ban hành.

Cơ chế nào để tăng năng lực trạm y tế cơ sở?

Theo ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban phụ trách, Ban thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ở nhiều quốc gia việc khám chữa bệnh tại y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vô cùng quan trọng. Bao giờ việc chăm sóc sức khỏe cũng theo hình chóp, chi phí ở cơ sở nhiều sau đó lên các tuyến huyện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương. Nhưng ở Việt Nam, đang có xu thế chi phí ở các tuyến trung ương, tuyến huyện, tuyến tỉnh cao hơn rất nhiều so với tuyến y tế cơ sở. Trong khi đó, rất nhiều bệnh có thể chăm sóc dự phòng, có thể chẩn đoán và điều trị ngay tại tuyến y tế cơ sở. Lý giải về việc người bệnh chưa thực sự quan tâm nhiều đến các trạm y tế xã, ông Lê Văn Phúc cho rằng, trước hết đó là về vấn đề cơ chế chính sách, trong đó có vấn đề con người. 

Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định, chúng ta dành quá nhiều chi phí cho tuyến cuối nhưng eo hẹp cho tuyến ban đầu. Hệ thống y tế cơ sở của Việt Nam đã được thiết lập từ lâu và quốc tế đánh giá rất cao về sự rộng khắp của mạng lưới đó. Tuy nhiên, chất lượng hoạt động của hệ thống này còn rất hạn chế, chưa đảm bảo là tuyến đầu tiên trong chăm sóc và quản lý sức khoẻ người dân, trong khi đó, càng ngày nhu cầu về chăm sóc y tế của người dân càng cao. 

Để giải quyết vấn đề trên, theo nhận định của các chuyên gia trước hết cần đổi mới toàn diện cơ chế đầu tư tài chính cho mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới phương thức chi trả cho mạng lưới này. Bên cạnh đó, phải giải quyết bài toán nhân lực cơ sở, bắt buộc phát triển năng lực nguồn nhân lực bằng việc đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, luân phiên cán bộ,… Đồng thời tăng cường các can thiệp nhằm thay đổi hành vi của cá nhân, cộng đồng, nâng cao vị thế của y tế cơ sơ trong nhận thức hành vi. 

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.