Vượt Trường Sơn lên bản biên giới tiêm vaccine phòng COVID-19

Vượt Trường Sơn, các “chiến sĩ áo blouse trắng” lên bản làng biên giới tiêm vaccine phòng COVID-19 cho dân bản.
Vượt Trường Sơn, các “chiến sĩ áo blouse trắng” lên bản làng biên giới tiêm vaccine phòng COVID-19 cho dân bản.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Những mũi vaccine phòng COVID-19 đến được với đồng bào dân tộc thiểu số trên đỉnh Trường Sơn Quảng Bình là thành quả đầy nỗ lực của các “chiến sĩ áo blouse trắng”.

Đầu xuân 2023, đoàn công tác của Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình mang những liều vaccine phòng COVID-19 đến với bà con 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch (huyện Bố Trạch).

Sau gần 3 giờ băng rừng, lội suối, vượt Trường Sơn lên các bản làng biên giới, đoàn cán bộ y tế đã có mặt tại Trạm Y tế xã Thượng Trạch. Lúc đầu chỉ có rất ít bà con, anh em trong đoàn nhanh chóng sắp xếp bàn đăng ký tiêm, bàn khám sàng lọc, bàn tiêm vaccine và phòng chờ theo dõi sau tiêm… Mỗi người mỗi việc, gần trưa bà con ở các bản Cà Roòng 1, Cà Roòng 2, bản Nịu kéo nhau đến mỗi lúc một đông hơn.

Khó nói hết những nỗ lực đầy tâm huyết của các “chiến sĩ áo blouse trắng”.

Khó nói hết những nỗ lực đầy tâm huyết của các “chiến sĩ áo blouse trắng”.

Hoàn thành mũi tiêm cuối cùng tại Trạm Y tế xã Thượng Trạch đã gần 13h, mọi người ăn vội bát cơm rồi tiếp tục lên đường đến các bản Cóc, Cu Tồn, Cồn Roàng để tổ chức các điểm tiêm lưu động.

Đường vào bản Cồn Roàng mùa này mưa phùn trơn trượt, khó khăn, hiểm trở, chiếc xe bán tải 2 cầu của Trung tâm Y tế Bố Trạch cứ gầm lên liên hồi, gian nan lắm mới chở được vaccine vào tận bản. Được tuyên truyền, vận động từ trước, lại được cán bộ y tế về tận bản nên bà con tự giác tham gia tiêm phòng đông đủ.

Trời chập choạng tối, còn mấy hộ lên rẫy đến hơn 18h mới về, đoàn vẫn kiên trì chờ đợi để tiêm hết cho bà con. Hoàn thành 85 mũi vaccine phòng COVID-19 tại bản Cồn Roàng đã hơn 19, đoàn trở về trung tâm xã Thượng Trạch khi trời đã phủ bóng đêm.

Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình kiểm tra, giám sát tiêm vaccine lưu động tại bản Cóc.

Bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình kiểm tra, giám sát tiêm vaccine lưu động tại bản Cóc.

Ăn vội bát cơm tối, ai cũng khá mệt nên nghỉ sớm để giữ sức cho chuyến hành trình mới. Hơn 6h mùng 9 Tết Quý Mão, đoàn chia thành 4 nhóm tiếp tục lên đường về các bản: Bụt, Noọng Mới, Noọng Cũ, Chăm Pu, Cờ Đỏ, Aky, 61, Troi, Ban, Khe Rung (Thượng Trạch) và bản 39 (Tân Trạch). Sau 1 ngày "đi tận nhà, chờ từng người", đoàn cán bộ Y tế đã tiêm được 880 liều vaccine phòng COVID-19 cho bà con dân bản an toàn.

Là địa phương được phân bổ vaccine COVID-19 nhiều nhất trong tỉnh. Ngay từ những ngày trước Tết, huyện Bố Trạch đã đồng loạt ra quân tiêm phòng vaccine cho người dân. Sau kỳ nghỉ Tết, toàn huyện lại tiếp tục.

Trên tinh thần tập trung tiêm phòng vaccine COVID-19 cho bà con dân tộc các xã miền núi biên giới đạt tỷ lệ cao nhất, trong 2 ngày mùng 8, 9 Tết, Trung tâm Y tế huyện đã cử đoàn công tác gồm 12 người với đầy đủ vaccine và các trang thiết bị y tế cần thiết để ngược Trường Sơn lên với người dân 2 xã biên giới.

Cán bộ y tế đến từng nhà tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 cho dân bản.

Cán bộ y tế đến từng nhà tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 cho dân bản.

“Với sự hỗ trợ về chuyên môn của CDC Quảng Bình và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của 2 Đồn biên phòng Cồn Roàng, Cà Roòng, 2 trạm y tế và chính quyền địa phương xã Thượng Trạch, Tân Trạch, trong 2 ngày đoàn đã hoàn thành 1.220 liều vaccine phòng COVID-19 mũi 3 và mũi 4 cho người dân an toàn”, bác sĩ Đỗ Xuân Tính, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật (Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch) cho biết.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch, đến ngày 31/1/2023, toàn huyện đã hoàn thành 6.010/6.040 liều vaccine AstraZeneca đợt 184, đạt 99,5%; trong đó có 15 xã hoàn thành 100% trở lên. Còn lại 30 liều vaccine AstraZeneca, Trạm Y tế xã Hòa Trạch sẽ thực hiện tiêm cho người dân trong ngày 31/1, với mục tiêu không để lãng phí liều vaccine nào.

Cán bộ y tế về tận bản tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Cán bộ y tế về tận bản tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 cho người dân.

Tại huyện Lệ Thủy, Bác sĩ Đinh Hải Thủy, Trưởng trạm Y tế xã Sen Thủy cho biết: Toàn xã có khoảng 6.500 nhân khẩu. Hầu hết người dân đã tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19. Ngày 9/1, trạm tổ chức tiêm vét gần 100 liều mũi 3, còn lại là mũi 4. Có được kết quả đó là nhờ xã Sen Thủy vẫn duy trì tổ COVID cộng đồng, các thành viên trong tổ cùng với cán bộ y tế đã tích cực đến từng nhà tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và tự nguyện tham gia tiêm phòng.

Lệ Thủy là địa phương thứ 2 sau Bố Trạch được Sở Y tế Quảng Bình phân bổ số lượng vaccine đợt 184 nhiều (4.000 liều). Theo bác sĩ Trương Thế Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế Lệ Thủy: Trước Tết toàn huyện đã đồng loạt triển khai tiêm vaccine cho người dân, riêng điểm tiêm cố định tại Trung tâm Y tế huyện trực tiêm xuyên Tết. Sau Tết, toàn huyện tiếp tục ra quân tiêm phòng tại 8 bản biên giới của 3 xã miền núi Kim Thủy, Lâm Thủy và Ngân Thủy.

Đoàn công tác của Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình, vượt Trường Sơn lên bản làng biên giới tiêm vaccine phòng COVID-19 cho bà con 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch.

Đoàn công tác của Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình, vượt Trường Sơn lên bản làng biên giới tiêm vaccine phòng COVID-19 cho bà con 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch.

Theo bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc CDC Quảng Bình, đầu năm 2023, tỉnh Quảng Bình được Bộ Y tế phân bổ 25.900 liều vaccine AstraZeneca đợt 184. Ngay khi tiếp nhận, toàn ngành Y tế đã cùng với các địa phương nhanh chóng triển khai tiêm cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Trước, trong và ngay sau Tết, CDC đã hỗ trợ tuyến dưới về mặt chuyên môn, thực hiện quyết liệt việc tiêm vaccine, nhất là mũi nhắc lại lần 1, lần 2 cho người dân trên địa bàn. Nhờ thế trong những ngày Tết Nguyên đán 2023, Quảng Bình không ghi nhận ca mắc COVID-19.

Chờ đến người dân cuối cùng, cũng là lúc ngoài kia đã phủ bóng đêm.

Chờ đến người dân cuối cùng, cũng là lúc ngoài kia đã phủ bóng đêm.

“Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Quảng Bình đang tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 184. Đồng thời, triển khai các hoạt động truyền thông để nâng cao ý thức cho người dân trong phòng, chống các loại dịch bệnh, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, không chủ quan với dịch COVID-19”, Giám đốc CDC Quảng Bình chia sẻ thêm.

Tính đến ngày 31/1/2023, Quảng Bình đã được Bộ Y tế cấp 2.013.728 liều vaccine phòng COVID-19 các loại; đã sử dụng hết 1.987.762 liều để tiêm cho các đối tượng, đạt 98,71%. Cụ thể, nhóm trẻ em từ 5-dưới 12 tuổi: Tỷ lệ tiêm 1 mũi đạt 85,63%; tiêm 2 mũi đạt 56,20%. Nhóm từ 12-17 tuổi: Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cơ bản đạt 100%; tiêm mũi nhắc lại đạt: 53,64%. Nhóm người từ 18 tuổi trở lên: Tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi cơ bản đạt 100%; tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt 70,18% và mũi nhắc lại lần 2 đạt 98,44%. Riêng đối tượng từ 50 tuổi trở lên: Tỷ lệ đã được tiêm đủ 2 mũi cơ bản đạt 100%, tiêm mũi nhắc lại lần 1 đạt 67,12% và mũi nhắc lại lần 2, đạt 22,22%.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.