Vướng mắc trong công tác GPMB: Doanh nghiệp bất động sản “điêu đứng” vì khâu GPMB

(PLO) - Các doanh nghiệp làm Chủ đầu tư các dự án bất động sản, dù đã sẵn sàng nguồn lực để phối hợp với chính quyền đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, giải cứu những dự án treo lãng phí hàng chục năm, nhưng sau cùng vẫn bị mắc kẹt điêu đứng vì khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). Công tác GPMB bị tắc nghẽn khiến doanh nghiệp bất động sản bị chôn vốn, không có quỹ đất, không thể triển khai dự án, người dân bỏ đất hoang hóa, nhà nước thất thu các khoản tiền sử dụng đất, thuê đất...

“Tắc nghẽn” từ khâu GPMB

Ước tính, cả nước hiện có hàng ngàn dự án treo, trong đó có dự án đã "ôm đất" hàng chục năm. Thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội cho thấy, trên địa bàn thành phố đang có 383 dự án chậm triển khai, để hoang hoá. Một trong những nguyên nhân chính là liên quan đến  khâu GPMB. 

Đơn cử như trường hợp của dự án Xây dựng Nhà ở cán bộ công nhân viên kết hợp bãi đỗ xe tại Phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 16/4/2009, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 3170/UBND-XD chấp thuận đề nghị của Công ty CP Tiền Phong về việc thực hiện dự án trên.

Quy hoạch 1/500 dự án đã được phê duyệt
Quy hoạch 1/500 dự án đã được phê duyệt

Các bước tiếp theo, ngày 20/8/2009, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã chấp thuận Quy hoạch tổng thể mặt bằng khu đất với tổng diện tích khu đất lập nghiên cứu quy hoạch khoảng 13.540,8m2 để xây dựng các công trình cao 17-21 tầng và bãi đỗ xe. Đến 210/6/2010, UBND Huyện Từ Liêm đã có thông báo số 262/UBND-TB về việc sẽ thu hồi đất tại xã Minh Khai; Các quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phục vụ dự án; phê duyệt phương án tổng thể và các quyết định thu hồi đất nông nghiệp tại xã Minh Khai. 

Tuy nhiên, sau khi công khai chi tiết kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong nhiều năm, một số người dân sử dụng đất nằm trong phạm vi thực hiện dự án không đồng thuận. Mặt khác, ngày 26/7/2011 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1259/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Đến 13/8/2015, UBND thành phố Hà Nội có quyết định số 3976/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị GS, tỷ lệ 1/5000. Theo đó, các dự án đang triển khai đều phải điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch chung nói chung và quy hoạch phân khu đô thị GS nói riêng. Dự án cũng không tránh khỏi việc điều chỉnh quy hoạch từ cao tầng xuống thấp tầng cho phù hợp với phân khu GS vành đai xanh sông Nhuệ.

GPMB cần hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người dân và chủ đầu tư theo đúng chính sách pháp luật
GPMB cần hài hoà lợi ích giữa nhà nước, người dân và chủ đầu tư theo đúng chính sách pháp luật

Để đẩy nhanh tiến độ của dự án, Công ty CP Tiền Phong đã phối hợp với Công ty CP BIC Việt Nam ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng uỷ quyền cho Công ty CP BIC Việt Nam thực hiện dự án. Sau khi ký kết các hợp đồng hợp tác, Công ty cổ phần BIC Việt Nam đã nhanh chóng báo cáo, trình hồ sơ điều chỉnh quy hoạch tại Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, trình hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư và được UBND thành phố chấp thuận; nhanh chóng báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm khởi động lại công tác GPMB sau khi dự án được điều chỉnh quy hoạch và quyết định chủ trương đầu tư.

Chiếu theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật Đất đai, dự án chuyển tiếp tiến hành GPMB thu hồi đất. Ngày 05/12/2017, Hội đồng Nhân dân TP. Hà Nội có Nghị quyết số 19/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2018 trong đó có dự án nêu trên. Cũng tháng 1/2018, UBND TP. Hà Nội có Quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Bắc Từ Liêm. UBND quận Bắc Từ Liêm cũng đã có thông báo thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong phạm vi GPMB theo đúng quy định của Luật đất đai 2013. 

Để phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác GPMB dự án, Công ty cổ phần BIC Việt Nam đã nghiên cứu, cân đối với các dự án thực hiện theo hình thức thỏa thuận và đã báo cáo UBND quận Bắc Từ Liêm để thực hiện hỗ trợ bổ sung thêm trên 500 ngàn đồng/1m2 đất cho các hộ gia đình, đưa 1m2 đất GPMB tương đương 2 triệu/m2 cao hơn rất nhiều so với phương án GPMB. Với phương thức hài hòa như vậy, nên ngay lập tức đã có trên 50% số hộ gia đình đến nhận tiền đền bù GPMB và bàn giao đất cho dự án. Tuy nhiên số hộ dân còn lại do chưa hiểu hết tính chất xã hội của dự án có đòi hỏi mức đền bù quá cao so với khung hướng dẫn của nhà nước, cho dù nhiều trường hợp để lâu năm không canh tác, không có hộ khẩu tại địa phương, mua đi bán lại nhiều lần trái quy định của pháp luật. UBND Quận Bắc Từ Liêm đã phải tính làm đúng theo trình tự GPMB có phương án cưỡng chế để đẩy nhanh tiến độ GPMB, nhanh chóng thu tiền sử dụng đất cho ngân sách. 

Theo phản ánh từ chủ đầu tư, mặc dù các quy định về mức bồi thường, hỗ trợ đã được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước và thành phố, nhưng không ít hộ dân có những đòi hỏi vượt quá mức quy định chung thậm chí phi lý (đơn giá yêu cầu bồi thường lên đến gần 10 triệu đồng/1m2 đất). Dù là chính sách của chính quyền nhưng họ không đồng tình thì họ không chịu di dời, gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của cả chủ đầu tư và những hộ dân khác. Trong khi, dự án có tổng diện tích đất khoảng 1,3ha thì phần diện tích đất xây dựng cho nhà ở của cán bộ công nhân viên báo Tiền Phong chỉ khoảng 4.170m2 đất, còn khoảng 9.736 m2 đất để xây dựng bãi đỗ xe, cây xanh, đường giao thông  cho dự án.

Nhà đầu tư BĐS “điêu đứng” 

Theo ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, dự án bị chậm triển khai sẽ dẫn đến tình trạng không nộp được tiền sử dụng đất và không có mặt bằng sạch để thi công. Quá trình GPMB thường có nhiều khoản chi phí phát sinh như giá đất tăng, các loại thuế, các khoản dự phòng và có thể kéo dài trong nhiều năm chưa dứt. Trong khi các khoản đầu tư đã đổ vào dự án bất động sản không phải là con số nhỏ mà từ vài trăm vài ngàn tỷ đồng. Chậm GPMB là hình thức thất thoát lớn vì tăng chi phí đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh và mất cơ hội đón thời điểm thuận lợi của thị trường.

GPMB là khâu khó khăn khi triển khai dự án
GPMB là khâu khó khăn khi triển khai dự án

Ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, phía chính quyền, ban GPMB cần có tư duy tôn trọng, đối thoại trên cơ sở giải quyết nhu cầu của người dân trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bên cạnh việc giải quyết hài hoà lợi ích của nhà nước – doanh nghiệp - người dân. Công tác tuyên truyền cần làm tốt để giải thích rõ những chủ trương chính sách và hành động của chính quyền. Người dân cũng nên có tư duy tham khảo luật sư, tổ chức tư vấn về ngưỡng thương lượng có thể đạt được để có quyết định và thoả thuận hợp lý. 

Người dân có đất trong phạm vi chỉ giới thu hồi cũng cần có nhận thức không phải cứ muốn giá nào muốn quyền lợi gì là được đáp ứng giá đó, quyền lợi đó. Người dân cũng phải đọc hiểu kỹ về những quy định pháp luật về mức giá bồi thường, hỗ trợ đền bù và tái định cư theo khung nhà nước áp dụng công khai. Việc giải quyết hài hoà lợi ích khi GPMB cũng giúp người dân sau di dời nhanh chóng thực hiện kế hoạch mới, ổn định cuộc sống giảm những ngày đấu tranh mệt mỏi và hạn chế tối đa những hành động quá khích sai luật dẫn đến hậu quả đáng tiếc. 

Diễn biến mới nhất, UBND Tp.Hà Nội đã kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, dự thảo sửa đổi quy định theo hướng cụ thể tỷ lệ kết quả lấy ý kiến cộng đồng dân cư và đề xuất tỷ lệ đồng thuận của các hộ dân khoảng 70% trở lên thì chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án. Đồng thời, bổ sung chế tài được cưỡng chế với các chủ sở hữu còn lại không đồng ý di dời bàn giao mặt bằng.

Ảnh minh hoạ

Luật Đất đai (sửa đổi): Bảng giá đất mới áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh hằng năm

(PLVN) - Theo Luật đất đai (sửa đổi), bảng giá đất lần đầu sẽ được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất...
Khu công nghiệp Hòa Phú thu hút nhiều nhà đầu tư. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)

Giải phóng mặt bằng thực hiện khu công nghiệp Hòa Phú (Bắc Giang): Chủ tịch UBND chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch

(PLVN) - Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mới đây đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB), bảo đảm trong quý 1/2024 hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích Khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú, KCN Hòa Phú mở rộng giai đoạn 1 (GĐ1).
Luật sư Đỗ Thị Thanh Nhàn - Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Luật Kinh doanh Bất động sản 2023: Siết tình trạng phân lô bán nền, ngăn chặn “dự án ma”, bảo đảm quyền lợi cho người mua, thuê mua bất động sản

(PLVN) - Luật Kinh doanh bất động sản 2023 vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản, bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho cả khách hàng lẫn chủ đầu tư, đặc biệt là người mua, thuê mua bất động sản.
Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

Những điểm mới nhân văn, có lợi cho người dân của Luật Nhà ở 2023 sắp có hiệu lực

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023 được thông qua lần này được dư luận đánh giá là có nhiều nội dung thay đổi có lợi cho người dân. Vậy cụ thể đó là những nội dung nổi bật nào? Phóng viên Báo PLVN có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Thị Thu Hường - Giám đốc điều hành Công ty Luật E&D, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Hình minh hoạ

Bộ Xây dựng bỏ đề xuất mỗi người chỉ được mua bán tối đa 5 căn nhà/năm

(PLVN) - Ngày 5/3/2024, trong dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản , được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng đã chính thức bỏ đề xuất quy định mỗi cá nhân kinh doanh bất động sản chỉ được bán, cho thuê, cho thuê mua từ 3-5 căn nhà trong một năm.
Hình ảnh minh họa.

Quy định mới về định giá đất

(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu trao đổi bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 5. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi): Nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị

(PLVN) - Sau rất nhiều nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Đây là thành quả cộng hưởng của nhiều yếu tố và còn là bài học kinh nghiệm quý về đổi mới tư duy, phương pháp làm việc, quyết liệt hành động để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập pháp.
Ảnh minh họa.

Đừng tùy tiện với tài sản công

(PLVN) -Lời biện hộ của một bị cáo từng là Chủ tịch UBND 1 tỉnh phía Nam Trung Bộ, trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự, mà TAND tỉnh này đang xử, khiến dư luận bất ngờ.
Ảnh minh họa.

Xu thế không thể khác

(PLVN) - Ngày 15/1 vừa qua, trong văn bản báo cáo với Quốc hội, đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết có nhiều ý kiến đề nghị cần sớm áp mức thuế cao hơn với người có nhiều nhà, đất.
Phát triển đô thị đang dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triên kinh tế - xã hội.

Ưu tiên hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị

(PLVN) - Quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, hoàn thiện thể chế trong xây dựng và phát triển đô thị hiện được Bộ Xây dựng ưu tiên hàng đầu, Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Bùi Hồng Minh nhấn mạnh tại Hội nghị thường niên Hiệp hội các đô thị Việt Nam tổ chức ở Lâm Đồng, chiều 19/1.