Vướng mắc nào khiến mương thoát nước đen đặc lộ thiên tồn tại ở Thủ đô nhiều năm?

Dự kiến cuối năm nay có thể khép kín mặt mương. Ảnh: Ngọc Nga
Dự kiến cuối năm nay có thể khép kín mặt mương. Ảnh: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  “Vướng mắc lớn nhất tại dự án là chưa được bàn giao quỹ nhà tái định cư (Ban QLDA ĐTXD Công trình dân dụng Thành phố Hà Nội thực hiện), do vậy số trường hợp thuộc diện tái định cư không di chuyển và bàn giao mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ thi công dự án”, theo báo cáo của quận Tây Hồ..

Đã vận động thành công 26/26 trường hợp đồng ý bàn giao mặt bằng

“Dòng nước đen ngòm, bốc mùi ngay giữa Thủ đô” là một nhánh của sông Tô Lịch và là đường thoát nước của hai quận Ba Đình và Tây Hồ với chiều dài khoảng 3km (kéo dài từ dốc La Pho đến cống Đõ, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Đặc biệt, từ năm 2012, dự án Cải thiện môi trường xung quanh mương thoát nước Thụy Khuê được khởi công với tổng vốn là 400 tỷ đồng do UBND quận Tây Hồ làm chủ đầu tư và dự kiến hoàn thành sau 17 tháng thi công. Tuy nhiên, đến nay, dự án này vẫn chậm tiến độ, khiến người dân sống xung quanh khu vực ảnh hưởng không ít.

Sau khi báo Pháp luật Việt Nam có bài viết phản ánh, UBND quận Tây Hồ đã có Báo cáo số 309/BC-UBND về nội dung trên.

Theo báo cáo, trong thời gian qua, UBND quận Tây Hồ cũng như Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Tây Hồ đã triển khai nhiều biện pháp để thu hồi mặt bằng đối với các trường hợp cố tình chống đối không nhận tiền bồi thường hỗ trợ và không bàn giao mặt bằng. Trong tổng số còn tồn tại 34 trường hợp, UBND quận Tây Hồ đã ban hành 26 Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 26 trường hợp (không tính 8 trường hợp tái định cư). Đồng thời, phía UBND quận Tây Hồ cũng thành lập Ban cưỡng chế họp đối thoại và tổ chức vận động, đến ngày 28/7 vừa qua đã vận động thành công không phải cưỡng chế 26/26 trường hợp đồng ý bàn giao mặt bằng.

“Riêng đối với 8 trường hợp thuộc diện tái định cư (với 16 căn tái định cư) nằm rải rác trên tuyến chưa có nhà tái định cư, do vậy phụ thuộc vào tiến độ bàn giao quỹ nhà tái định cư của Sở Xây dựng”, báo cáo của quận Tây Hồ.

Về tiến độ dự án, theo UBND quận Tây Hồ, tới thời điểm hiện tại, dự án đã thực hiện được 1462,9/1672,36m cống hộp bê tông, trong đó có nhiều đoạn tuyến đã cơ bản hoàn thiện các hạng mục đảm bảo cho nhân dân có thể lưu thông như đoạn từ Cống Đõ - ngã tư Văn Cao dài 505.3m; đoạn ngã tư Văn Cao - chợ Tam Đa dài 165m; đoạn từ dốc Lapho – 69 Thụy Khuê dài 435 m; đồng thời tổ chức triển khai thi công tại tất cả vị trí có mặt bằng và đường vào.

Do đặc thù của tuyến mương Thụy Khuê dài và nằm xen giữa khu dân cư, hành lang tổ chức thi công hiện trạng rất chật hẹp (trung bình khoảng 9.5m), đường ra vào công trình có một lối duy nhất. Đặc biệt công trình vừa thi công vừa phải đáp ứng việc tiêu thoát nước cho lưu vực xung quanh và vừa phải đảm bảo an toàn cho các công trình nhà ở của nhân dân liền kề.

Vướng mắc nào khiến mương thoát nước đen đặc lộ thiên tồn tại ở Thủ đô nhiều năm?  ảnh 1

Dòng nước đen ngòm ở con mương chạy dọc phố Thụy Khuê. Ảnh: Ngọc Nga

Phấn đấu bàn giao nhà tái định cư trong tháng 11/2023

Cũng theo Báo cáo số 309 của UBND quận Tây Hồ, vướng mắc lớn nhất tại dự án là chưa được bàn giao quỹ nhà tái định cư (Ban QLDA ĐTXD Công trình dân dụng Thành phố Hà Nội thực hiện), do vậy số trường hợp thuộc diện tái định cư không di chuyển và bàn giao mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ thi công dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Quận ủy, UBND quận Tây Hồ đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tập trung nhân công, nhân lực, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công với các vị trí mới thu hồi mặt bằng, đồng thời phối hợp với các sở ngành tháo gỡ những tồn tại vướng mắc, cụ thể:

UBND quận Tây Hồ đã chủ đồng đề xuất phối hợp hỗ trợ Ban QLDA ĐTXD Công trình dân dụng Thành phố Hà Nội (đơn vị xây dựng chung cư tái định cư CT2 Xuân La) trong việc cải tạo, khắc phục những tồn tại nhà CT2 để có quỹ nhà tái định cư phục vụ công tác GPMB thực hiện dự án, dự kiến cơ bản hoàn thành trong năm 2023.

Trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Hoàng Mạnh Khương, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng quận Tây Hồ cho biết: "Về thời gian ban giao quỹ nhà, trong thời gian qua Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng quận Tây Hồ phối hợp với Ban QLDA ĐTXD Công trình dân dụng Thành phố Hà Nội, tiến hành sửa chữa cải tạo để đủ điều kiện bàn giao quỹ nhà, phấn đấu sẽ bàn giao trong tháng 11/2023. Và phấn đấu sẽ khép kín mặt mương trong năm 2023".

Đọc thêm

Hà Nội thí điểm thực hiện vùng phát thải thấp: Giảm ô nhiễm không khí mang đến nhiều lợi ích

Quận Hoàn Kiếm dự kiến chọn khu vực không gian đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận, khu vực phố cổ để thí điểm vùng LEZ. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Ngày 12/12, tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, từ năm 2025 đến năm 2030 sẽ thí điểm lập vùng phát thải thấp ở một khu vực trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông

Bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi bị sạt lở, uy hiếp đường giao thông
(PLVN) - Bờ biển Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) được xem là bãi biển đẹp nhất tỉnh nhưng đang bị nước biển xâm thực, sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Sạt lở bờ biển cũng uy hiếp các công trình hạ tầng đường giao thông, dầu khí, đồn biên phòng…

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái

Ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ, lạ mắt của rừng ngập mặn Bàu Cá Cái
(PLVN) - Bàu Cá Cái (Quảng Ngãi) là rừng ngập mặn được bao bọc xung quanh bởi các dãy núi và đồi cát hình thành cách đây hơn 200 năm với những vết tích xưa cũ. Nơi đây không chỉ có tác dụng phòng hộ, chắn sóng mà còn mở ra hướng thoát nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng nhờ những sản vật từ rừng và phát triển du lịch cộng đồng.

Thay đổi lớn từ những hành động nhỏ

Lối sống xanh không chỉ là một xu hướng mà là một cách tiếp cận bền vững, giúp bảo vệ môi trường.
(PLVN) - Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, mỗi hành động nhỏ hàng ngày của chúng ta đều có tác động lớn đến môi trường sống, góp phần vào việc giảm thiểu tác động xấu đến Trái đất.