“Vườn cây có lõi đầu tiên” và hành trình lên Tây Nguyên của cây đàn hương

Là người đặt nền móng cho sự phát triển của cây đàn hương Ấn Độ ở Tây Nguyên, ông Nguyễn Quang Tòa (Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Cây đàn hương và thực vật quý hiếm Tây Nguyên, tiền thân là Phân viện đàn hương Tây Nguyên) cũng là người đầu tiên “tạo lõi gỗ” cho loài cây quý hiếm này.

Không sinh ra ở Tây Nguyên nhưng ông Nguyễn Quang Tòa (SN 1971, quê Phú Thọ) đã gắn bó với vùng đất Buôn Đôn, Đăk Lăk gần 25 năm nay. 

Bởi thế vùng đất đầy nắng và gió này đã trở thành quê hương thứ hai của ông Tòa.

Năm 2015, tình cờ được nghe về cây đàn hương Ấn Độ, ông Toà rất tò mò về loài cây được mệnh danh là “vàng xanh của tự nhiên, vàng ròng trong cuộc sống” này.

“Vườn cây có lõi đầu tiên” và hành trình lên Tây Nguyên của cây đàn hương - Ảnh 1

Ông Nguyễn Quang Tòa

Tiếp tục tìm hiểu, ông Toà được biết cây đàn hương Ấn Độ là loài cây lá xanh tốt quanh năm, không những cho bóng mát mà còn cung cấp lượng ô-xi vượt trội và có khả năng lọc không khí rất tốt cho môi trường.

Ngoài ra, loài cây này còn cho ra những chế phẩm rất “hot” trên thị trường thế giới. Chẳng hạn, một kg lõi gỗ đàn hương có giá dao động 250-300 USD, một lít tinh dầu đàn hương có giá 3.000-4.000 USD. Như vậy, với một chu kỳ trồng cây đàn hương 12-15 năm, 1 hecta đất trồng đàn hương có thể đem lại doanh thu hàng triệu USD cho chủ trang trại, chưa kể các nguồn thu phụ từ đàn hương như hoa, lá, búp làm trà, hạt được chiết suất làm tinh dầu chế biến mỹ phẩm dưỡng da.

“Cây đàn hương là cây gì mà vừa tốt cho môi trường, vừa quý và đắt đỏ về giá trị kinh tế như vậy?”, ông Toà tự hỏi. 

Nghe danh Tiến sĩ Vũ Thoại, thời điểm đó là Hiệu trưởng một trường cao đẳng công lập ở Hà Nội nhưng cũng là người có nhiều năm học tập và làm việc ở Ấn Độ chính là người đưa cây đàn hương về Việt Nam, ông Toà cùng một nhóm anh em đã từ Tây Nguyên ra Hà Nội để “tầm sư học đạo”.

Cuộc gặp giữa nhóm ông Toà và tiến sĩ Thoại đã đưa ra kết quả ngoài sự tưởng tượng của những người có mặt. Thời điểm đó, Tiến sĩ Thoại đã thành lập Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF) có trụ sở tại Khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc. 

Như một duyên lành giữa những người cùng chung chí hướng làm đẹp cho đời, Tiến sĩ Thoại đã đồng ý hỗ trợ ông Toà thành lập Phân viện Tây Nguyên của ISAF. Cùng với đó, Viện đã cung cấp cho ông Toà một số lượng cây để trồng thử trên nhiều địa phương tại tỉnh Đắk Lắk.

Tháng 4/2016, ông Toà chính thức được bổ nhiệm là Phân viện trưởng Phân viện Đàn hương Tây Nguyên. Nơi đây đã trở thành “cánh tay nối dài” của ISAF khi phối hợp triển khai trồng khảo nghiệm cây đàn hương ở nhiều tỉnh thuộc Miền Trung - Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông… Ngoài ra, vườn ươm của Phân viện cũng trở thành địa chỉ độc quyền của ISAF cung cấp cây giống đàn hương “chính hiệu” cho bà con Tây Nguyên.

Trải qua nhiều thành công cũng như thất bại trong quá trình ươm cây giống từ hạt giống cũng như trồng khảo nghiệm cây đàn hương, dưới sự chỉ dẫn và hỗ trợ nhiệt tình của Tiến sĩ Thoại nói riêng và ISAF nói chung, ông Toà đã trở thành “chuyên gia đàn hương” từ lúc nào không hay.

“Vườn cây có lõi đầu tiên” và hành trình lên Tây Nguyên của cây đàn hương - Ảnh 2

Những khúc gỗ đàn hương có lõi đầu tiên trong vườn của ông Toà

Thậm chí, vườn cây đàn hương khảo nghiệm của ông Toà còn cho ra một kết quả gây chấn động khi cây đàn hương trồng ở Buôn Đôn của ông chưa tới 4 năm đã bắt đầu hình thành lõi gỗ, trong khi ở Ấn Độ phải sớm nhất 7-8 năm mới có thành quả này.

Từ kết quả thuận lợi đó, ông Toà nhận ra rằng: thổ nhưỡng, khí hậu Tây Nguyên rất, rất phù hợp với cây đàn hương!

Được biết, hiện vườn đàn hương “có lõi” này đã được đưa vào diện theo dõi, giám sát đặc biệt của Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm để tiến tới chuẩn hoá thành vườn cung cấp cây giống đầu dòng (nếu đạt chất lượng theo quy định).

“Vườn cây có lõi đầu tiên” và hành trình lên Tây Nguyên của cây đàn hương - Ảnh 3

Các chuyên gia nước ngoài nhận định thổ nhưỡng ở Đắk Lắk rất phù hợp với cây đàn hương

Giáo sư, tiến sĩ Ashutosh Srivastate, chuyên gia cao cấp về cây đàn hương Ấn Độ nhận xét: “Sau khi khảo sát, tôi nhận thấy thổ nhưỡng Đắk Lắk rất hợp với cây đàn hương, đặc biệt là những vùng đất cằn như Buôn Đôn, Ea Súp… Đàn hương là cây gỗ bán ký sinh nên trồng xen canh với các cây như: cam, quýt, bơ, mắc ca, cà phê… rất tốt hoặc trồng đàn hương với các cây thảo dược như kim tiền thảo, cây sả để lấy tinh dầu đều mang lại hiệu quả cao”.

Phân tích kỹ thêm về điều này, bằng chính thực nghiệm của bản thân, ông Tòa cho rằng, cây đàn hương có những ưu thế đặc biệt đối với vùng đất Tây Nguyên. Trước hết, nó là cây xen canh. Chính vì thế, việc trồng đàn hương không ảnh hưởng đến những cây khác, đặc biệt là những cây chủ lực của Tây Nguyên. Đàn hương chỉ trồng xen với cà phê (kích thước 6x6m), hay những trụ tiêu xấu, xen với cam, quýt, 2-3 năm đầu có thể thu hoạch cam, quýt trong khi chờ đàn hương phát triển…

Về việc chăm sóc, Tây Nguyên với đặc điểm “quê em hai mùa mưa nắng” thì đàn hương lại tỏ ra rất thích nghi khi việc chăm sóc rất nhàn. “Đàn hương là cây “siêu chịu hạn”, hầu như chỉ mất công tưới nước vào mùa khô trong 1-2 năm đầu khi cây còn nhỏ, sau đó việc chăm sóc không có gì vất vả”, ông Tòa chia sẻ.

Một ưu điểm đặc biệt nữa là đàn hương có thể trồng trên vừng đất sỏi đá, hoang hóa, cằn cỗi. Như vậy, đàn hương không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn rất phù hợp cho định hướng phát triển rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Thực tế, cây đàn hương ở Tây Nguyên đã bắt đầu phát huy được giá trị “đa dụng” của nó, búp làm trà, hạt được tinh chế làm tinh dầu…

“Với những ưu thế như vậy, tôi hy vọng và mong muốn rằng, Đắk Lắk cũng như Tây Nguyên sẽ là địa bàn trong điểm, là vùng nguyên liệu cây đàn hương chủ lực của cả nước. Nếu có một hướng đi đúng đắn, chắc chắn đàn hương sẽ góp phần quan trong vào việc đem lại lợi ích kinh tế cho bà con Tây Nguyên cũng như làm “thay da đổi thịt” vùng đất này”, ông Tòa tâm sự.      

Công ty Cổ phần phát triển cây đàn hương và thực vật quý hiếm Tây Nguyên có tiền thân là Phân viện Tây Nguyên của Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm. Sau khi Viện chuyển thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đàn hương Việt Nam, Phân viện Tây Nguyên cũng chuyển sang mô hình công ty cổ phần.

Địa chỉ: 143 Hùng Vương, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

Số điện thoại: 0905012929 - 0985396339

Email: danhuongtaynguyen@gmail.com

Website: www.danhuongtaynguyen.vn

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm nước sen Hậu Giang của Cocoon đạt chứng nhận Fair for life - Cam kết đồng hành phát triển bền vững cùng người nông dân.

Thương hiệu mỹ phẩm Việt nuôi dưỡng 'vẻ đẹp của sự tử tế'

(PLVN) - Tự hào là thương hiệu mỹ phẩm tiên phong 100% thuần chay từ thực vật Việt Nam, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật... Cocoon không chỉ mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng mà còn không ngừng thể hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến một tương lai xanh bằng những việc làm thiết thực.

Đọc thêm

Tơ lụa – Đẳng cấp tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam

Bền bỉ và dẻo dai, lụa tơ tằm Việt Nam luôn có chỗ đứng trong dòng chảy lịch sử dân tộc. (Ảnh internet).
(PLVN) -  Từ lâu, tơ lụa đã khắc sâu vào tâm thức người Việt như biểu tượng của sự thanh lịch, duyên dáng và cao quý. Không chỉ là một loại vải cao cấp, tơ lụa còn gắn liền với những giá trị văn hóa và nghệ thuật lâu đời, tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế của người phụ nữ Việt qua từng thời kỳ lịch sử.

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử

Loạt sản phẩm “Yoho Mekabu Fucoidan” chưa được cấp phép vẫn bán tràn lan trên các sàn thương mại điện tử
(PLVN) -  Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế mới đây thông tin về một số sản phẩm có tên gọi “Yoho Mekabu Fucoidan” thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm, chưa được phép lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm hiện đang được quảng cáo và  rao bán trên một số sàn thương mại điện tử. 

Lập kỷ lục xuất khẩu thủy sản hơn 1 tỷ USD trong 1 tháng

Xuất khẩu thuỷ sản trong tháng 10/2024 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023. (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Tháng 10/2024, xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam ước đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022), XK thủy sản theo tháng trở lại mốc 1 tỷ USD, đánh dấu bước phục hồi quan trọng cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

Hệ quả khôn lường khi trẻ nhỏ bị 'lậm' AI

AI cung cấp các tính năng học tập, giải trí vượt trội cho trẻ em, nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường. (Nguồn: Christian Moro)
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, khi công nghệ ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong học tập, giải trí và giao tiếp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích, tồn tại những cạm bẫy nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nhất là khi gia đình lơ là trong giám sát, khiến trẻ "lậm" (say mê quá mức - PV) AI. 

Siêu xe Bertone Runabout tái xuất với giá 378.000 USD

Siêu xe Bertone Runabout tái xuất với giá 378.000 USD (Ảnh: Carscoops)
(PLVN) - Hãng thiết kế danh tiếng Bertone vừa cho ra mắt phiên bản hiện đại của mẫu xe ý tưởng Autobianchi A112 Runabout 1969, nguồn cảm hứng cho Fiat X1/9 và Lancia Stratos. Không còn là một mẫu xe đô thị nhỏ bé, Runabout trở lại với diện mạo siêu xe mạnh mẽ, sở hữu động cơ V6 đầy uy lực.

Robot giống người chế tạo đáng kinh ngạc

Robot "bản sao" giống người thật đến kinh ngạc của nhà phát minh Nhật Bản (Ảnh: chụp màn hình)
(PLVN) - Hiroshi Ishiguro, một nhà phát minh người Nhật, đã tạo ra 6 bản sao robot của chính mình trong 18 năm qua. Robot mới nhất, Geminoid HI-6, không chỉ có ngoại hình giống Ishiguro đến kinh ngạc mà còn có thể bắt chước biểu cảm khuôn mặt của ông một cách sống động.

Viettel vô địch hai năm liên tiếp tại “World Cup” của ngành

Viettel vô địch hai năm liên tiếp tại “World Cup” của ngành
(PLVN) - Đội ngũ an ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa xuất sắc giành ngôi vô địch tại cuộc thi Pwn2Own 2024 được tổ chức tại Ireland. Đây là lần thứ hai liên tiếp đội ngũ an ninh mạng Viettel vô địch Pwn2Own.